HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Chống thấm là một vấn đề hiện nay rất được các chủ đầu tư cũng như nhà thầu xây dựng quan tâm. Vậy vì sao phải chống thấm nhà?
Lý do cần chống thấm cho ngôi nhà
Làm nhà là một trong 3 việc lớn của đời người, vì vậy, bạn không được chủ quan với bất kỳ một hạng mục công việc nào trong cả quá trình, đặc biệt là công đoạn chống thấm nhà từ khâu xây dựng. Rất nhiều chủ đầu tư nghĩ rằng, khi xây dựng nhà mới thì không cần quan tâm công đoạn này. Tuy nhiên, trải qua tác động của thời gian, điều kiện thời tiết, khí hâu, ngôi nhà của bạn không may bị thấm dột. Đầu tiên là tạo cảm giác khó chịu vì những chỗ thám dột dù rất nhỏ, rất nhẹ nhưng vẫn làm mất mỹ quan. Nặng hơn, công trình của bạn bị ảnh hưởng về chất lượng. Và đến lúc không thể “gắng gượng” cho qua được nữa, bạn phải bỏ công, bỏ sức và tiền bạc ra để khắc phục hậu quả. Việt Nam nằm trọn vẹn trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lắm, nắng nhiều với độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm mốc tường phát triển rất nhanh nếu nhà bạn không chống thấm đúng cách. Tường sẽ xuất hiện rêu xanh, những vết chảy thấm loang trên tường, trần nhà do không chịu được nước và độ ẩm cũng như chất lượng vật liệu xây dựng không đảm bảo gây nên tình trạng trên. Có rất nhiều chủ đầu tư đã quan tâm đến việc chống thấm khi xây dựng. Tuy nhiện, việc chống thấm chưa đúng, chưa triệt để dẫn đến vẫn bị thấm không chỉ làm mất mỹ quan cho ngôi nhà, việc chống thấm không cẩn thận khi xây dựng còn làm cho cấu trúc cũng như độ bền của ngôi nhà bị ảnh hưởng theo thời gian, bạn sẽ nhanh chóng phải mất một khoản chi phí để tu sửa, tân trang lại. Hơn nữa, việc sống trong ngôi nhà không đảm bảo như vậy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, nấm mốc vi khuẩn xuất hiện dễ sinh bệnh tật, đặc biệt khi sửa sang lại ngôi nhà, ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt và những bất tiện không đáng có.Vì sao nhà bị thấm dột
Có rất nhiều công trình không kể lớn hay nhỏ, sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng một thời gian thì xuất hiện các vấn đề như các vết ố loang, mốc trên tường, bong tróc sơn, nứt tường…do bị thấm dột. Vậy nguyên nhân của hậu quả này là do đâu? Thực tế, mỗi một vật liệu xây dựng đều có đặc điểm, tính chất khác nhau. Tuy nhiên chúng có một điểm chung đó là thành phần cấu tạo đều có những mao quản và khoảng cách giữa các hạt có đường kính 20 – 40 micromet. Khi trời mưa, nước mưa sẽ tiếp xúc với bề mặt và thấm vào bên trong vật liệu qua các mao quản dẫn đến hiện tượng thấm dột.Nguyên nhân gây thấm tường nhà
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên quanh năm có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy, các vật liệu xây dựng rất dễ co ngót, dãn nở làm cho bề mặt cấu trúc bị phá hủy dẫn đến xuất hiện các vết nứt. Khi trời mưa, nước sẽ thông qua những vết nứt này thấm vào các vật liệu xây dựng gây thấm dột. Một nguyên nhân cũng không kém phần nghiêm trọng nằm ở đường ống thoát nước trong công trình bị dập, rò rỉ, đặc biệt ở những khớp nối làm cho nước bị ngấm ra ngoài, ngấm vào các vật liệu xây dựng bao quanh gây nên hiện tượng thấm dột.Khi nào thì nên chống thấm công trình?
Đây là một trong những công việc quan trọng hàng đầu mà khi bạn chuẩn bị xây nhà hoặc mua nhà cần quan tâm. Việc chống thấm được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được gấp 2 lần chi phí so với việc không chống thấm và sau phải tu bổ, sửa chữa lại.Những việc cần làm trước khi chống thấm
Yêu cầu chung:- Đảm bảo bề mặt tường phải sạch, khô và mịn. Các chất bẩn, nấm mốc, rêu hay sơn cũ phải được loại bỏ hoàn toàn bằng hóa chất thích hợp
- Với bề mặt chưa đảm bảo chất lượng như quá khô cần được làm ẩm bằng cách lăn rulô được làm ẩm với nước sạch. Với bề mặt tường có những vết nứt nhỏ phải đục khe nứt rộng thành hình chữ V, làm sạch bụi sau đó trát lại bằng hỗn hợp theo công thức: 5 cát + 3 xi măng thường + 0.8 chất chống thấm.
Đối với nhà mới
Phải đảm bảo bề mặt đủ độ ẩm tiêu chuẩn để tiến hành chống thấm Đầu tiên vẫn phải đảm bảo bề mặt cần chống thấm sạch sẽ và khô ráo. Tiếp theo là độ ẩm bề mặt sơn chống thấm tốt nhất là dưới 16% khi đo bằng protimeter là phù hợp để tiến hành thi công. Nếu không có máy đo bạn nên chờ 3-4 tuần kể từ tô hồ trong điều kiện thời tiết khô ráo. Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình sơn chống thấm. Ngoài ra đối với nhà mới chưa xuất hiện tình trạng thấm dột. Bạn cũng nên lưu ý những vị trí dễ bị thấm để tiến hành chống thấm dột được hiệu quả.Chống thấm cho nhà mới xây
Đối với nhà cũ đã và đang sử dụng
– Nếu vị trí chống thấm bị nứt cần tiến hành băm đục sạch lớp hồ vữa xi măng để rộng từ 1-2cm, sâu 2cm. Để loại bỏ các phần bám hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. – Đối với vị trí chống thấm là lỗ ống nước thoát sàn. Cần đục rãnh quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn từ 2-3 cm. Sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm. Lắp đặt sản phẩm dùng nước thanh trương nở(thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót. Đục rãnh quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn để tiếp nhận nhiều chất chống thấm. – Bề mặt chống thấm phải đảm bảo sạch sẽ. Nghĩa là không dính bụi bẩn, rong rêu… Hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của chất chống thấm. Ta sẽ tiến hành mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước săt. Như vậy sẽ làm bung hết các tạp chất bụi bẩn, vữa cũ… Còn xót lại. Dọn vệ sinh bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý bằng chổi. Cọ quét, máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp. Sau cùng sẽ có được bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngôi nhà bị thấm, dột là do chất lượng vật tư không đảm bảo về vật tư, quá trình thi công không được tô hồ trên bề mặt tường, các mạch giữa các viên gạch làm không kĩ tạo nên các kẽ hở, taọ điều kiện cho nước thấm vào, gây bong, tróc sơn và những vết loang trên tường.Chống thấm cho nhà cũ
Chống thấm nhà dân dụng
Tùy vào từng công trình, hạng mục cần chống thấm mà có các quy trình chống thấm khác nhau. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu quy trình chống thấm nhà dân dụng như sau: – Xử lý thấm thì cũng nhiều phương pháp, nhiều vật liệu, nhưng sử dụng phương pháp nào, vật liệu nào phù hợp thì lại là yếu tố quyết định đúng sai. – Theo các nhà chuyên môn về xây dựng: Điều cần chú ý trước tiên là chất lượng của nguyên vật liệu nhưng để cho các hợp chất chống thấm kết dính tốt, bề mặt cấu trúc bê tông ở điểm thấm phải được đục bỏ phần xi măng tô. Sau đó làm sạch bụi xi măng, ba vớ và tưới nước cho đến khi bão hòa, nhưng không được để nước đọng trên bề mặt thì mới tiến hành thi công chống thấm. – Chống thấm sàn: Nếu sàn lát gạch thì phải tháo bỏ trước khi tiến hành đục lớp xi măng tô tại điểm thấm, theo hình chữ V. Để có được độ kết dính tối đa của hợp chất chống thấm với nền thi công nên lót trước một lớp hồ dầu. Sau đó cho hỗn hợp chống thấm đã được nhào trộn kỹ lên trên lớp hồ dầu còn ướt (tùy theo hóa chất mà nhà cung cấp có hướng dẫn cụ thể). Đối với hỗn hợp chống thấm khô nhanh, sau khi hoàn thiện nên phủ lên bề mặt một tấm nhựa khoảng 24 – 48 giờ. – Chống thấm tường: Xem xét vết nứt của tường hay là vết nứt của vữa hồ. Có thể đục ngay vết nứt hình chữ V hoặc hình mang cá, sâu độ 2 cm, dùng cọ hoặc chổi quét một lớp mỏng hợp chất chống thấm lên bề mặt để bịt kín các lỗ rỗng. Sau khoảng thời gian 6 – 8 giờ quét lớp thứ hai tương tự. Sau cùng dùng bay trát hợp chất chống thấm đầy lên điểm cần chống thấm.Chống thấm nhà ở dân dụng
– Chống thấm chân tường: Đầu tiên đục bỏ lớp xi măng tô bên ngoài chân tường. Kế đến, dùng hỗn hợp chống thấm trát vào. Chờ cho lớp thứ nhất kết dính, trát tiếp lớp thứ hai (ít nhất 2 lớp). Sau cùng tô thêm lớp xi măng bên ngoài. Làm như vậy sẽ đảm bảo được độ bao phủ của vết nứt. – Chống thấm cho khu vực thường xuyên ẩm ướt (phòng tắm, nơi giặt giũ, sàn vệ sinh…): Có nhiều cách và nhiều loại hóa chất để chống thấm, nhưng thông thường hiện nay người ta sử dụng hóa chất chống thấm T-11A GOLD PLUS của PUMA . Trước khi thi công, bề mặt bê tông phải được làm sạch, các góc cạnh nên được che chắn bảo vệ. Dùng cọ hoặc chổi mềm quét hợp chất BK – 143 lên bề mặt đã chuẩn bị sẵn (tháo bỏ lớp gạch lót, đục bỏ lớp xi măng tô). Có thể quét từ 1- 3 lớp CT-11A GOLD PLUS , tùy theo mức độ thấm của công trình. – Nhiều trường hợp ta nên xử lý thấm bằng cách tạo ra dòng chảy cho khe thấm, xử lý mảng thấm lớn sau đó bít dòng chảy nhỏ đó, VD: trong trường hợp dòng thấm lớn, khi đưa vật liệu chống thấm vào bị dòng chảy thấm cuốn đi mất, khi đó ta nên dùng dẫn dòng khe qua nhiều ống nhỏ để tách dòng thấm theo chủ ý rồi xử lý thấm toàn bộ sau đó bít các ống nhỏ đó sau. – Với trường hợp trong dân dụng, thấm giữa giáp ranh hai nhà thi nên xử lý dứt điểm từ đầu nguồn, tức là không cho nước có khả năng vào khe thì sẽ hiệu quả hơn cả. – Với khu phụ nếu có xử lý chống thấm ngược được thì nhanh, nhưng hiệu quả không được lâu dài, nên bóc lớp nền và xử lý như thi công ban đầu bằng phụ gia hoặc đổ bê tông dày trực tiếp tuy hơi nặng kết cấu nhưng hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.Lựa chọn đơn vị chống thấm uy tín
Bên cạnh đó để chất lượng chống thấm tốt nhất. Bạn cũng cần lưu ý vấn đề nguyên vật liệu chống thấm và đội thợ thi công. Nhưng vấn đề của bạn là: bạn chưa tìm được đội thợ sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp và đáng tin cậy! Bạn chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ và giá cả mà các đơn vị sửa chữa bạn đã tham khảo. Hay bạn ngại việc sửa chữa diễn ra chậm chạp, lộn xộn, gây bộn bề, bẩn thỉu…vv Hãy để chúng tôi Phòng xây dựng cơ bản địa chỉ tại Hà Nội:- Tầng 10, Tòa nhà Anh Minh 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
[…] thấm trần chắc hẳn nghe qua thì thấy rất vô lý, nhưng thực tế lại đang diễn ra hàng […]
[…] 2. Không làm sạch tường trước khi thi công chống thấm […]
[…] – Keo dán gạch với tính năng chống thấm […]