Chống dột, chống nóng

Cảm giác nắng nóng xuất hiện khi có nguồn nhiệt tác động vào ngôi nhà của bạn. Nguồn nhiệt lớn nhất ở đây chính là mặt trời. Có thể nói cái nóng mùa hè chính là ánh nắng mặt trời mùa hè. Về cơ bản, có thể hiểu đơn giản rằng chống nóng là cản không cho nhiệt năng truyền vào nơi sinh hoạt hay làm việc.

Muốn công trình chống nóng tốt thì ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế … phải đảm bảo các tiêu chuẩn chống nóng. Tuy nhiên có thể do điều kiện khác nhau căn hộ của quý khách chưa có được điều này, chúng ta vẫn có thể xử dụng các biện pháp kỹ thuật cấp bách để can thiệp:
+ Lợp mái chống nóng.
+ Ốp trần nhà, mái nhà bằng vật liệu chống nóng.
+ Sơn tường bằng vật liệu sơn có mầu sắc và độ hấp thụ nhiệt thấp.
+ Tạo khí lưu thông trong nhà
+ . . . và nhiều biện pháp khác

Nếu hiện tượng nóng xẩy ra với căn hộ của bạn, đừng ngần ngại hãy gọi điện cho chúng tôi, chúng tôi sẽ xử lý cho bạn một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Một số giải pháp chống nóng, chống dột

1. Giải pháp môi trường, sinh thái

Giải pháp này gắn liền với giải pháp quy hoạch. Đây cũng là một giải pháp mà ông cha đã ứng dụng rất triệt để trong kiến trúc truyền thống. Cây xanh, mặt nước luôn là những yếu tố không thể thiếu, song hành cùng công trình kiến trúc. Cây xanh tạo bóng mát, ngăn và che cho bề mặt công trình kiến trúc khỏi bức xạ mặt trời. Mặt nước (ao, hồ, bể cảnh…) cùng cây xanh điều hoà khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn. Trong điều kiện độ ẩm không khí không bão hoà, mặt nước luôn có hiện tượng bốc hơi. Quá trình bốc hơi nước là quá trình thu nhiệt, chính vì vậy nó làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Cây xanh và mặt nước gắn liền cùng đất tự nhiên; đều có độ phát xạ thấp, là những nhân tố hữu hiệu cho việc chống nóng ở quy mô tổng thể, có phạm vi ảnh hưởng lớn. Hiện nay trong nhiều đô thị, tỷ lệ cây xanh, mặt nước với công trình xây dựng đang ở mức chênh lệch đáng báo động, cộng thêm những diện tích khác lại bị bê tông hoá ở mức cao (sân, hè, bãi đỗ xe…). Các bề mặt vật liệu này đều có độ phát xạ lớn, làm môi trường không khí nóng lên đáng kể.

2. Quy hoạch

Tiêu chuẩn Việt Nam về chống nóng cho nhà ở ghi rõ: “Đối với nhà ở, cố gắng bố trí sao cho phần mặt nhà về hướng tây – đông có diện tích bề mặt nhỏ nhất để hạn chế bức xạ mặt trời”. Với những cụm công trình hay tổ hợp công trình cũng vậy, phải thiết kế tổng mặt bằng hợp lý, ưu tiên hướng tốt cho những công trình chủ đạo, công trình có yêu cầu chống nóng cao hơn như nơi sinh hoạt, làm việc.
Đô thị hiện đại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nên không thể chủ động tự lựa chọn hướng nhà. Nói như vậy không có nghĩa là vấn đề hướng bị phụ thuộc. Trong những điều kiện có thể, phải tối ưu hoá hướng cho công trình.

3. Giải pháp kỹ thuật

– Máy điều hoà nhiệt độ (máy lạnh): được coi là hiện đại, và dễ dàng triển khai ứng dụng. Tuy nhiên máy điều hoà nhiệt độ cũng bộc lộ nhiều nhược điểm nhất định. Trước hết giải pháp này tiêu hao nguồn năng lượng đáng kể, và ảnh hưởng tới môi trường. Theo nguyên tắc cân bằng nhiệt, để giảm nhiệt độ trong phòng thì nó làm tăng nhiệt độ bên ngoài bằng nhiệt lượng tương đương. Bên cạnh đó, máy điều hoà nhiệt độ khó đáp ứng được cho các không gian mở, không gian quá lớn.
– Thông gió: bên cạnh việc đối lưu tự nhiên, giải pháp thông gió cưỡng bức được coi là một giải pháp hữu hiệu cho việc chống nóng khi đối lưu tự nhiên không hiệu quả. Các hệ thống thông gió được thiết kế hợp lý sẽ góp phần chống nóng, và nên tận dụng – kết hợp với giải pháp kiến trúc như giếng trời.
– Phun nuớc, phun sương: hệ thống phun sương gần đây được triển khai ứng dụng nhiều, trong các không gian công cộng như nhà hàng và cả nhà ở. Việc phun nước, phun sương tạo ra hiện tượng nước bốc hơi thu nhiệt, đồng thời tăng cường đối lưu không khí. Ngoài ra, áp lực phun nước, sương tạo chuyển động không khí gây mát.
– Dùng sơn chống nóng chuyên dụng cho bề mặt công trình.

sua-nha-cap-4

4. Giải pháp kiến trúc

Đây được coi là giải pháp rộng và linh hoạt nhất. Giải pháp kiến trúc là việc tổ hợp mặt bằng và hình khối công trình, thiết kế kết cấu bao che hợp lý để hạn chế bề mặt tiếp xúc với mặt trời – tránh bức xạ, hoặc giảm sự dẫn nhiệt trong vật liệu, tăng cường đối lưu nhiệt. Các giải pháp kiến trúc cơ bản như sau:
Tổ hợp mặt đứng bằng hệ thống lam bê tông che nắng
– Bố trí mặt bằng hợp lý, ưu tiên các không gian chính tránh tiếp xúc với bề mặt hứng mặt trời; đẩy các không gian phụ như cầu thang, kho, vệ sinh ra phía đó.
– Tạo những khoảng lùi, khoảng âm như sảnh, logia, khe kỹ thuật… để tránh bức xạ mặt trời vào bề mặt không gian chính
– Dùng kết cấu chắn nắng lắp rời ngoài kết cấu bao che (tường) để giảm quá trình bức xạ và dẫn nhiệt. Ở kiến trúc dân gian truyền thống, nhiều nơi có tấm giại ở ngoài hiên. Yếu tố này đã được ứng dụng rất nhiều trong kiến trúc hiện đại với các dạng khác nhau, vật kiệu khác nhau.
– Tổ hợp mặt đứng bằng những “kết cấu cứng” để chắn nắng; gắn liền với kết cấu chịu lực và bao che. Thường đó là ô văng, các lam chắn nắng theo phương đứng và ngang. Trong những năm 70 – 80, loại hình kiến trúc này rất phát triển – đặc biệt với thể loại công trình hành chính, công sở. Những thiết kế đó được nghiên cứu rất kỹ về mặt vật lý kiến trúc theo khí hậu và biểu đồ mặt trời của từng địa phương.
– Xây tường dày, tường hộp (rỗng), sử dụng vật liệu cách nhiệt (gạch rỗng, tấm cách nhiệt, tấm 3D panel, bê tông cốt liệu khí…) cho kết cấu bao che. Thiết kế cửa hợp lý về vị trí và vật liệu. Các giải pháp này đều dựa trên nguyên lý làm giảm bức xạ và dẫn nhiệt từ bên ngoài.
– Dùng các loại vật liệu chống nóng cho mái như tấm đan, gạch lỗ, mái tôn (đối với mái bằng, bê tông), sử dụng trần giả cách nhiệt (đối với mái dốc, mái ngói). Giải pháp này phải đặc biệt lưu ý vấn đề thông gió cho khối không khí giữa hai lớp mái.
– Giảm độ phát xạ của bề mặt công trình bằng cây cối, như trồng cây leo trên tường, thiết kế vườn – mặt nước trên mái. Đây là một giải pháp đem lại thẩm mỹ khá tốt, tuy nhiên có những biến đổi nhất định theo thời gian.
– Tổ chức mặt bằng, thiết kế vị trí và cấu tạo cửa hợp lý; thiết kế sân trong, giếng trời để tăng cường đối lưu không khí. Mục đích là làm sao cho khối khí nóng thoát lên trên và ra ngoài, nhường chỗ cho khối khí nhiệt thấp hơn.

5. Hệ thống nan che nắng của một công trình nhà ở tư nhân

6. Chống nóng cấp bách

Có thể đến đây, ai đó sẽ đặt câu hỏi: Nếu như mọi sự đã an bài – tức là kiến trúc nhà và các hệ thống kỹ thuật đã hoàn thiện, mà cần chống nóng thì làm thế nào? Tất nhiên, việc chống nóng phải làm từ khi thiết kế xây dựng, nhưng khi “mọi sự đã an bài”, không phải là hết cách.
– Ngoài giải pháp mua máy điều hoà không khí để làm giảm nhiệt độ phòng; ta có thể giảm thiểu bức xạ mặt trời bằng những vật liệu khác – đặc biệt là đối với các kiến trúc hiện đại có nhiều cửa kính. Việc dán các tấm phim chống nóng lên bề mặt kính tiếp xúc với mặt trời là một giải pháp dễ làm và hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của phim là phản xạ một phần ánh sáng ra ngoài, đồng thời cản các tia gây bức xạ nhiệt.
– Không khí đối lưu thì truyền nhiệt tốt hơn gấp năm lần không khí lặng. Trong trường hợp nhiệt độ bên ngoài nóng hơn nhiệt độ trong phòng (nhất là khi dùng máy lạnh) thì phải kiểm soát tốt không khí vào nhà. Đóng kín cửa và hạn chế các khe hở là việc cần thiết để tránh sự truyền nhiệt bằng đối lưu qua các khe đó.
– Tạo mặt nước tạm thời để thu nhiệt làm mát phòng. Việc đặt chậu nước, hay lau nhà, vẩy nước có ích trong một khoảng thời gian nhất định để chống nóng
– Sự dễ chịu về mặt sinh lý của con người trong môi trường ảnh hưởng bởi ba yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió. Trong nhiều trường hợp hai yếu tố đầu không thể thay đổi thì việc sử dụng quạt máy quạt trực tiếp là một giải pháp tạm thời rất hiệu quả. Việc phun nước, phun sương.