HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
uộc sống ngày càng hiện đại kéo theo nhu cầu sửa chữa, nâng cấp nhà ở cũng tăng cao. Việc sửa chữa nhà vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tuổi thọ của căn nhà. Bởi vậy, trước khi tiến hành sửa chữa, gia chủ cần dự trù kinh phí sửa chữa nhà để nắm được các hạng mục sửa chữa cũng như mức chi phí chính xác nhất.
Dự trù kinh phí sửa chữa nhà là gì?
Dự trù chi phí sửa nhà là thực hiện thống kê, tính toán các chi phí trong quá trình sửa chữa, cải tạo nhà. Việc này giúp gia chủ hoạch định ngân sách và đảm bảo chi phí không phát sinh ngoài mức cho phép trong quá trình sửa nhà.
Đa số các công trình trước khi tiến hành sửa chữa đều có một bảng dự trù kinh phí riêng. Bảng dự trù kinh phí sửa nhà giống như một thước đo, một cơ sở để chủ đầu tư/chủ công trình giám sát chặt chẽ các khoản chi phí trong quá trình thiết kế kiến trúc. Bên cạnh đó, dự trù kinh phí sửa nhà còn đảm bảo ngôi nhà được sửa chữa theo đúng tiêu chuẩn và phương án ban đầu.
Vì sao cần dự toán chi phí sửa nhà phố, nhà cấp 4?
Trong quá trình sửa chữa, nâng cấp nhà ở, có một bảng dự trù kinh phí sửa nhà chi tiết, rõ ràng sẽ giúp gia chủ nhìn trước được các khoản chi phí, lên kế hoạch tài chính phù hợp và chủ động giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình sửa nhà. Từ đó ngôi nhà sẽ được tiến hành sửa chữa một cách tốt nhất với mức chi phí tối ưu nhất.
Ngoài ra, việc lập dự trù chi phí sửa nhà cũng giúp gia chủ và đơn vị thi công nắm rõ các hạng mục cần sửa chữa, theo đó đảm bảo từng hạng mục được hoàn thành đúng tiến độ. Việc công trình được tiến hành sửa chữa, thi công suôn sẻ, nhanh chóng cũng tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ giữa gia chủ và đơn vị thực hiện thi công.
Điểm khác biệt giữa dự trù kinh phí sửa chữa nhà với xây nhà
Về cơ bản, việc dự trù chi phí xây nhà hay sửa mẫu nhà vuông 2 tầng đẹp ở nông thôn đều cần phân rõ từng hạng mục cụ thể và chi phí cho từng hạng mục đó. Song nhìn chung, sửa nhà thường ít tốn chi phí hơn vì không cần xây mới hoàn toàn mà chỉ tác động đến một số hạng mục của ngôi nhà.
Tuy nhiên không giống như xây nhà mới đã có “định mức giá xây dựng, tính bằng mét vuông xây dựng”, việc sửa chữa nhà sẽ rắc rối hơn và dễ phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn làm tăng thêm chi phí. Vì vậy, lập dự trù kinh phí sửa nhà đòi hỏi gia chủ xác định rõ ràng mục đích, nhu cầu sửa chữa, đồng thời tính toán thật tỉ mỉ, chi tiết để kiểm soát từng hạng mục, chi phí phát sinh, hạn chế ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sửa nhà.
Yếu tố ảnh hưởng đến dự toán sửa nhà
Hiện trạng ngôi nhà
Số lượng hạng mục cần sửa chữa sẽ phụ thuộc vào hiện trạng ngôi nhà. Ví dụ như nền móng đất hiện tại có đảm bảo việc cải tạo không, hay hệ thống đường điện, nước cần sửa chữa/thay mới những gì. Bên cạnh đó, việc sửa chữa có cần phá dỡ tường, vách ngăn hoặc xây mới thêm khu vực nào không… Nếu ngôi nhà đã có sẵn một nền móng kiên cố, chưa xuống cấp quá nhiều thì gia chủ có thể tiết kiệm thêm một phần chi phí cải tạo.
Các hạng mục cần sửa chữa
Việc lập danh sách các hạng mục, khu vực công năng cần sửa chữa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi mỗi không không gian lại đi kèm với kết cấu, cách thi công và yêu cầu đồ nội thất khác nhau nên mức chi phí cũng không giống nhau. Vậy nên, khi dự trù kinh phí sửa nhà đẹp 2 tầng, gia chủ cần xác định rõ ràng, đầy đủ các hạng mục cần sửa chữa để tránh phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình sửa nhà.
Điều kiện thi công
Một số điều kiện thi công bất lợi cũng có thể làm chi phí sửa nhà tăng lên. Ví dụ như nhà có diện tích xây dựng quá nhỏ (dưới 30m2), nhà nằm trong hẻm nhỏ hơn 4m, gây khó khăn trong việc vận chuyển vật tư, máy móc,… từ đó khiến phí nhân công bị đẩy lên cao hơn.
>> Xem thêm: Báo giá sửa chữa nâng cấp nhà trọn gói 2024
Đơn vị sửa nhà
Để đảm bảo quá trình sửa nhà diễn ra suôn sẻ, đúng theo kế hoạch và dự trù kinh phí sửa nhà, gia chủ cần tìm kiếm các đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm. Đơn vị thi công cũng cần đưa ra báo giá chuẩn ngay từ đầu để gia chủ có thể dự trù kinh phí sửa nhà sát nhất với thực tế, hạn chế tối đa các khoản phí phát sinh trong quá trình thi công sửa nhà.
Ví dụ về dự trù kinh phí sửa chữa nhà
– Xem xét tài chính: Xem xét thu nhập hàng tháng, kinh phí sửa nhà và mức tiết kiệm của bạn. Ví dụ, thu nhập cá nhân hàng tháng của bạn là 15.000.000, kinh phí sửa chữa là 31.200.000 và bạn tiết kiệm được 30.000.000.
– Xác định sửa chữa chính: Trong trường hợp này, danh sách bao gồm sửa mái nhà, sửa vòi nước và sửa cửa sổ bị hỏng.
– Chi phí ước tính: Liên hệ với nhà thầu hoặc các kỹ sư để nhận ước tính chi phí sửa chữa.
– Mái nhà mới: 30.000.000
– Sửa vòi nước rò rỉ: 300.000
– Sửa cửa sổ bị hỏng: 900.000
⇒ Phân bổ ngân sách: Xác định số tiền mà bạn có thể phân bổ cho sửa chữa. Trong trường hợp này, bạn quyết định phân bổ 3.000.000 cho sửa chữa nhà.
– Ưu tiên sửa chữa: Ưu tiên sửa chữa dựa trên mức độ khẩn cấp và chi phí. Trong trường hợp này, bạn nên tập trung vào việc thay mái nhà đầu tiên và phân bổ 30.000.000 từ tiết kiệm của bạn. Sau đó, bạn phân bổ 1.200.000 từ thu nhập cá nhân cho sửa chữa vòi nước rò rỉ vừa cửa sổ bị hỏng.
– Bảo trì thường xuyên: Để dự trù cho những sửa chữa lớn hơn trong tương lai, bạn lập kế hoạch phân bổ một kinh phí nhất định cho việc bảo trì thường xuyên. Ví dụ, bạn có thể dự phòng 1.500.000 mỗi năm cho bảo trì hệ thống hoặc 2.000.000 cho việc sơn tường.
Đây chỉ là một ví dụ về kinh phí sửa nhà, kế hoạch và thực tế sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình hình tài chính cũng như giá cả thị trường về nguyên vật liệu nhé.
Trên đây là dự trù kinh phí sửa chữa nhà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ suachuanha theo Hotline.