sua-nha-khong-xin-phep-phat-bao-nhieu-1

Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Khi ngôi nhà ở bị xuống cấp, chuyện phải tiến hành sửa chữa để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và cuộc sống của các thành viên trong gia đình là điều đương nhiên. Đôi khi, do quá chú trọng đến việc sửa chữa nhà như thế nào, sửa nhà ra sao… mà nhiều gia chủ quên mất thủ tục pháp lý là xin giấy phép sửa chữa nhà. Vì vậy, khi bị yêu cầu dừng sửa chữa và nộp phạt, gia chủ mới tá hỏa nhớ ra còn cần phải làm thủ tục xin phép sửa chữa trước khi tiến hành. Vậy sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu tiền?

sua-nha-khong-xin-phep-phat-bao-nhieu-1
Sửa nhà không xin phép có sao không?

Trường hợp sửa nhà nào không phải xin phép

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng.

b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư.

d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, trừ các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP, trước khi khởi công xây dựng công trình, sửa chữa nhà chủ sở hữu phải xin cấp giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền.

sua-nha-khong-xin-phep-phat-bao-nhieu-2
Trường hợp sửa nhà cần phải xin phép

Khi nào sửa nhà không xin phép bị phạt tiền?

Sửa chữa bên ngoài nhà

Sửa chữa bên ngoài, ngoại trừ việc sơn lại nhà, thì các hành vi như cơi nới thêm tầng, xây ban công, chuồng cọp… làm thay đổi kết cấu của ngôi nhà, thì sẽ bị xử phạt rất nặng nếu không có giấy phép, lên tới 100 triệu đồng.

sua-nha-khong-xin-phep-phat-bao-nhieu-4
Sửa chữa ngoài nhà có cần xin phép không?

Sửa chữa bên trong nhà

Khác với các vùng khác, tại đô thị, thì khi chúng ta sửa nhà cần phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền rồi mới được sửa. Các trường hợp sửa chữa nhỏ trong nhà như xây tường, lát nền, đục tường… thì gia chủ cần phải lên phường nơi mình cư trú để xin cấp phép sửa chữa. Nếu chủ quan không xin, khi bị kiểm tra, gia chủ có thể bị nộp phạt số tiền lên tới 40 triệu đồng.

Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu tiền?

Chủ nhà tự ý sửa chữa, cải tạo nhà mà không xin phép khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra, thì gia chủ có thể bị xử phạt khá nặng. Vậy mức phạt khi sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu? Tùy theo mức độ sửa và vị trí địa lý, các mức giá được chia ra như sau :

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

sua-nha-khong-xin-phep-phat-bao-nhieu-3
Mức phạt khi sửa nhà không xin phép

Đồng thời, theo khoản 8 Điều 11 Nghị định 23/2009/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, công trình xây dựng không có giấy phép bị xử lý như sau:

– Khi xây dựng không có giấy phép thì bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ hoặc bị cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

– Đối với những công trình xây dựng không có giấy phép nhưng đủ điều kiện để cấp giấy phép theo quy định thì phải bị lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn nhất định. Trong trường hợp, chủ đầu tư bị từ chối cấp hoặc được cấp sau thời hạn thì bị yêu cầu tự phá dỡ hoặc bị cưỡng chế phá dỡ.

Để tránh phải thắc mắc sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu, Quý khách hàng hãy tham khảo kỹ các thủ tục trước khi tiến hành sửa chữa nhà. Mọi thắc mắc về thủ tục, quy trình và các bước cũng như đơn vị thi công sửa chữa nhà uy tín, mời Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất cho công trình của bạn.