HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Hầu như bất cứ căn nhà nào cũng đều xuống cấp sau một thời gian sử dụng và cần trải qua kỳ tu sửa, nâng cấp để thích hợp với nhu cầu sinh hoạt. Hơn nữa, bản thân căn nhà cũng đã hư hỏng như tường bị mốc, bong tróc, nứt, các món đồ nội thất không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng,… Khi đó, tính toán chi phí sửa nhà sẽ khó hơn rất nhiều so với việc xây luôn một căn nhà mới. Qua bài viết sau đây, Suachuanha xin chia sẻ cách ước tính chi phí cải tạo nhà ống 2 tầng cực kỳ đơn giản và tiết kiệm nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
1. Các bước chuẩn bị khi sửa chữa nhà ống 2 tầng cũ
Để có được phương án sửa chữa nhà ống cũ 2 tầng phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất, thì các kỹ sư cần phải khảo sát hiện trạng ngôi nhà trước. Cụ thể, quy trình chuẩn bị sửa nhà ống 2 tầng cũ bao gồm các bước thực hiện sau:
+ Bước 1: khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng công trình hệ thống móng, dầm
+ Bước 2: để đưa ra phương án sửa chữa thích hợp nhất cho ngôi nhà của gia chủ, các kỹ sư cần xem xét cấu kiện hiện trạng và nhu cầu của gia chủ để tư vấn phương án sửa chữa nhà.
+ Bước 3: những chỗ đã xuống cấp của nhà cũ như: võng sàn, nứt tường, nhà ẩm mốc, thấm dột,… cần xử lý tốt các vấn đề hỏng hóc.
2. Dự trù chi phí sửa nhà ống 2 tầng cũ
Chi phí sửa nhà theo tầng
Đối với những căn nhà cao tầng, việc sửa chữa sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với những ngôi nhà 1 tầng. Do đó, chi phí sửa nhà sẽ cao hơn. Có một phép tính đơn giản được dùng trong ước tính là tăng thêm 50% chi phí sửa chữa nhà trọn gói cho mỗi tầng được cải tạo.
Chẳng hạn như nhà 1 tầng cải tạo hết 50 triệu thì nhà 2 tầng sẽ là 50 + 50% x50 = 75 triệu. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí tham khảo và nó sẽ thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngôi nhà.
Cải tạo khu vực phòng bếp
Phòng bếp thường có các yêu cầu đặc thù so với những không gian khác và phải sử dụng hệ thống nội thất đặc trưng. Trong quá trình sửa chữa nhà bếp, bạn có thể sẽ can thiệp tới đường ống nước và hệ thống thoát nước. Cùng với đó, nội thất bếp cũng khá tốn kém nếu bạn thay mới hoàn toàn. Do đó, nếu so với những không gian khác, thì chi phí cải tạo nhà bếp chắc chắn cần dự trù cao hơn khi tính chi phí cải tạo nhà ống 2 tầng.
Chú ý đến chi tiết trong chi phí sửa nhà
Trong một vài trường hợp, bạn không cần thay đổi quá nhiều. Thay vào đó, hãy tiết kiệm chi phí bằng cách dùng các chi tiết nhỏ, vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tạo thêm không gian.
Tính chi phí sửa chữa nhà ống 2 tầng theo hình có sẵn
Tuy nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng có thể áp dụng cách này một cách dễ dàng. Bởi vì đối với những công trình được xây dựng từ lâu, bạn cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp. Có thể trả lời một số câu hỏi sau trước khi cải tạo:
- Nền đất có an toàn cho việc cải tạo hay không?
- Cải tạo nhà có gây ảnh hưởng đến những công trình xung quanh không?
- Bạn có muốn dỡ bỏ tường, sàn gạch, thay đổi hướng cửa không?
- Hệ thống ống nước, điện có đảm bảo khi cải tạo nhà?
Tính toán chi phí sửa nhà dựa trên vị trí
Mức chi phí sửa nhà 2 tầng không chỉ chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu, mà còn phụ thuộc vào vị trí nơi bạn sinh sống. Nếu đó là nơi thuận lợi, có tiềm năng bất động sản thì hãy đầu tư chi phí cao hơn, chắc chắn bạn sẽ nhận lại nhiều lợi ích hơn trong tương lai.
Vật liệu và thi công
Tất nhiên, mỗi một vật liệu sử dụng sẽ có mức giá khác nhau. Do vậy, trước khi tiến hành việc sửa chữa, bạn hãy nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng một cách kỹ lưỡng. Đây là yếu tố giúp bạn chọn được giải pháp phù hợp nhất cho công trình và nguồn ngân sách của mình.
Ngoài ra, chi phí thi công cải tạo cùng phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của đội ngũ thợ và hình thức tính tiền, có thể là trọn gói hoặc tính theo ngày công. Dù dùng cách nào đi nữa, bạn cũng hãy chắc chắn có thể giám sát công trình thường xuyên để kiểm soát chi phí và đảm bảo chất lượng.
Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây về chi phí sửa nhà ống 2 tầng cũ sẽ giúp ích bạn; từ đó lựa chọn được đơn vị, phương án cải tạo phù hợp. Liên hệ ngay tới Suachuanha để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn, miễn phí 100%.