HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Đối với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam (đặc biệt miền Bắc chịu ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ, tạo nên gió mùa Đông Nam), khiến không khí luôn nồm ẩm, tạo ra nấm mốc vi khuẩn sinh sôi. Chúng ta thường phải sử dụng các loại vật liệu xây dựng chống ẩm trong thiết kế nhà nói chung – và trần thạch cao chống ẩm nói riêng.
Bên cạnh tính năng tạo nên tính thẩm mỹ ưu việt thì loại trần thạch cao này còn rất hữu hiệu đối với những vị trí có độ ẩm cao. Vậy phụ kiện này có những đặc điểm gì? Nhận dạng ra sao? Có lưu ý gì khi ứng dụng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây!
1. Cấu tạo của tấm thạch cao chống ẩm
Tấm thạch cao chống ẩm, kháng ẩm hay chịu ẩm là loại tấm thạch cao có phụ gia chống thấm nước trong lõi cùng với hợp chất đặc biệt để tạo tính năng chống ẩm cho sản phẩm. Hỗn hợp của tấm thạch cao với chất silicone nhằm làm giảm khả năng hấp thụ ẩm của tấm thạch cao chống ẩm. Tấm này liên kết với lớp giấy ngoài bề mặt có tính chống thấm nước làm tăng khả năng chịu ẩm vượt trội. Độ hấp thụ nước chỉ dưới 5% khối lượng (theo tiêu chuẩn quốc tế ASTM C1396).
+ Lõi thạch cao được cho thêm phụ gia (chủ yếu là silicon) để làm tăng tính chống thấm nước. Độ hút nước <5% khối lượng (theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ATSM C1396 – 14A và TCVN 8256-2009)
+ Bề mặt tấm thạch cao được phủ bằng hoá chất. Bề mặt có màu xanh.
+ Giấy bọc có chứa phụ gia dầu, parafin.
+ Tấm được thiết kế 2 lớp vải thuỷ tinh (mặt trước và sau tấm).
+ Các loại độ dầy từ 9mm, 12.5mm, 15mm.
2. Ưu điểm của trần thạch cao chống ẩm
Chống nước, chịu ẩm
Khi sử dụng với vật liệu chống thấm thích hợp thì vách thạch cao hoàn toàn thích hợp cho những khu vực ẩm ướt. So với các loại tường truyền thống (tường gạch) thì trần thạch cao chống ẩm vẫn có ưu thế hơn rất nhiều, nhờ trong thành phần tấm thạch cao chống ẩm có thêm chất phụ gia silicone, ngăn không cho hơi nước/ nước làm hỏng kết cấu tấm.
Với tính năng trên, chúng ta có thể sử dụng trong những nơi như nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực bếp – những vị trí luôn chịu tác động bởi độ ẩm. Hơn nữa, trong những khu vực nói trên, ngoài bề mặt thạch cao thường được sử dụng giấy dán tường, sơn đều có tác dụng tốt cho bề mặt thạch cao chống ẩm.
Chống cháy, cách nhiệt tốt
Không chỉ chống chịu nước rất tốt trần thạch còn có khả năng chống cháy cũng như cách nhiệt, cách âm rất tốt cho thiết kế nội thất.
Những cấu trúc phân tử liên kết với nhau dày đặc, đặc biệt là cát một hợp chất cấu thành nên trần thạch cao với khả năng chống chịu nước và cách nhiệt, chống cháy hiệu quả.
Bền bỉ theo thời gian
Một ưu điểm không nên bỏ qua của sản phẩm trần thạch cao chống ẩm đó chính là rất chắc chắn cũng như bền bỉ. Tuổi thọ của trần thạch cao lên đến hơn 50 năm cho nên các gia đình không phải lo lắng về vấn đề trần bị bong tróc, ẩm mốc hoặc là hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Dù có phải tiếp xúc hoặc chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng với đặc trưng là không co giãn, không biến đổi cũng không hề bị ảnh hưởng đến chất lượng trần thạch cao. Vì thế, trần thạch cao rất chắc chắn, độ bền cao và gắn liền với nhu cầu sử dụng của con người.
Tính thẩm mỹ cao của trần thạch cao chống ẩm
Ưu điểm nổi bật tiếp theo không thể không nhắc đến của trần thạch cao đó là sản phẩm có tính thẩm mỹ cao giúp cho những công trình trở nên đẹp, tạo điểm nhấn và thu hút mọi người.
Bạn có thể dễ dàng thi công trần thạch cao với nhiều kiểu dáng khác nhau như là trần giật cấp, trần phẳng với những hoa văn trang trí vô cùng bắt mắt cũng như ấn tượng tạo thêm điểm nổi bật cho những công trình thi công, lắp đặt.
3. Ứng dụng phổ biến của trần thạch cao chống ẩm
Tấm thạch cao chống ẩm có tính năng kép đi kèm như: khả năng chịu ẩm, chống cháy lan. Ứng dụng phổ biến của loại trần thạch cao này có thể kể đến như:
+ Phù hợp làm trần và vách mọi công trình: nhà dân dụng, khách sạn, phòng stream, trung tâm thương mại,…
+ Ứng dụng trong lắp đặt trần, vách ngăn với mong muốn gia tăng khả năng chịu lực.
+ Ứng dụng cho trần vách phòng vệ sinh, phòng tắm, phòng bếp, trần ban công hay trần thạch cao tầng hầm.
+ Ứng dụng trần thạch cao chống ẩm trong cải tạo sửa chữa các công trình đã lâu năm hay bị ẩm ướt, tường nhà thường ẩm mốc và thường có hiện tượng thấm, dột trần…
4. Những lưu ý cần thiết khi ứng dụng trần thạch cao chống ẩm
Thường nghe, “thấm là căn bệnh ung thư trong ngành xây dựng”. “Căn bệnh” này xảy ra thường xuyên trong thi công công trình các loại: từ nhà ở dân dụng, nhà ống 2 tầng cho đến công trình công cộng, từ nhà mái tôn, mái ngói… cho đến mái đúc bằng đều có tình trạng bị thấm, dột. Khi đã bị thấm, dột thì vật liệu bên dưới mái như trần thạch cao sẽ bị ảnh hưởng, dù là loại thạch cao chống ẩm. Ngay cả, nhà có mái đúc bằng (bê tông), khi bị thấm sẽ gây loang rất mất mỹ quan không gian bên dưới; và cả loang ra tường – gây cảm giác khó chịu, vấy bẩn. Do đó, cần lưu ý, phải chống thấm triệt để từ mái nhà, tìm cho ra nguyên nhân gốc sinh ra thấm, dột để có biện pháp khắc phục; không để ảnh hưởng đến trần thạch cao.
Tương tự, khi ứng dụng thạch cao chống ẩm cho các khu vực thường tiếp xúc với nước, cần thi công chuẩn mực: có thể ốp một hoặc hai lớp thạch cao, mối nối của mỗi lớp phải lệch nhau và công tác xử lý mối nối phải đúng cách thức của nhà sản xuất. Sau đó, phủ một lớp chống thấm rồi mới sơn hay dán giấy dán tường lên để sự bền vững được lâu dài.
Trần thạch cao chống ẩm không phải là một hãng mục khó thi công, tuy nhiên để chất lượng công trình đạt tốt nhất cũng như đảm bảo giá thạch cao thì quý khách cần chọn đơn vị thi công uy tín, có chuyên môn cao. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp quý khách giải đáp được những thắc mắc của mình liên quan đến hệ trần này. Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn trực tiếp và báo giá ưu đãi.