Phòng bếp không chỉ là không gian ẩm thực của cả căn nhà mà còn là nơi tập hợp nhiều người, cùng rất nhiều hoạt động, đòi hỏi có sự di chuyển nhiều.
Sàn nhà là một trong những yếu tố cấu thành nên một ngôi nhà đẹp và mỗi một kết cấu đẹp đều làm cho ngôi nhà mang một nét đẹp riêng. Tuy nhiên với phòng bếp do tính chất công việc và sự di chuyển nhiều cùng nhiều hoạt động có sự va chạm mạnh, cùng nước và các chất tẩy rửa… thì việc lắp đặt và chọn vật liệu cho sàn bếp là vô cùng quan trọng. Chất liệu để làm sàn nhà hiện nay rất phong phú, việc lắp đặt sàn bếp cũng vì thế mà có thêm nhiều sự lựa chọn cho mỗi gia đình.
Sửa chữa nhà xin giới thiệu những vật liệu mà chúng tôi đang ứng dụng để làm sàn gỗ cho bếp. Những chất liệu này đem đến những vẻ đẹp mới lạ nhưng cũng không kém phần sang trọng và thân thiện. Các sản phẩm lát sàn này hiện nay đang được rất ưa chuộng và trở nên phổ biến trong mỗi gia đình.
1. Sàn gạch cho nhà bếp
– Gạch ceramic: Gạch gồm những tính năng thông dụng như: chống trơn, chống bám bẩn tốt. Loại gạch này được sử dụng cho sàn bếp từ khá lâu và được coi là loại sàn cổ điển nhất. Những viên gạch hình lục giác này xuất hiện cách đây đã hơn một thế kỷ nhưng đến nay vẫn còn được sử dụng.
– Gạch giả granito: Độ bền và độ chống bám dính là ưu điểm lớn nhất của loại vật liệu này. Nhược điểm là ít lựa chọn về màu sắc và độ chống trơn trượt kém. Loại gạch này đã được đưa vào sử dụng từ khá lâu và đến hiện nay nó vẫn đang được rất nhiều người ưa dùng.
– Gạch chống trơn thô mộc: Đây là những viên gạch mang đậm tính chất đồng quê rất hợp với những người ưa vẻ đẹp mộc mạc. Kết hợp với những chiếc tủ bếp gỗ mộc đem lại một không gian rất đẹp và hài hòa. Việc đưa loại gạch này vào bếp càng làm tăng vẻ đẹp cá tính của mỗi chủ nhà vì thông thường nó thường được dùng để lát cho những hành lang ngoài trời hoặc những chiếc sân hóng mát. Tuy nhiên vì loại gạch này bám bẩn nhanh nên cần phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên.
– Gạch men: Là loại gạch đẹp một cách tổng thể, có khả năng chống trầy xước cao. Các loại gạch này được thiết kế với mẫu vân và có màu sắc đa dạng đảm bảo được phần nhiều nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra việc lắp đặt khá dễ dàng mặc dù tốn khá nhiều thời gian so với với các vật liệu khác.
2. Sàn gỗ cho nhà bếp
– Sàn gỗ tự nhiên: đây là loại sàn gỗ có chi phí lắp đặt cao, vì nó tạo ra một phong cách đẹp rất riêng, sang trọng và cực cá tính cho căn phòng.
– Sàn gỗ thông: Gỗ thông luôn mang lại một vẻ ấm áp cho sàn nhà nhờ vào mầu sắc của mình. Bên cạnh đó nó còn dễ dàng trang trí và tương thích với các đồ gỗ khác trong nhà. Ví dụ như so với những chiếc tủ bếp bằng gỗ anh đào trông chúng rất hòa hợp.
– Sàn gỗ walnut: Những phiến gỗ walnut bản rộng có màu chocolate đậm như một chiếc cầu nối giữa hai phong cách cổ điển và đương đại cho một căn bếp rộng lớn và hiện đại. Nhược điểm lớn nhất của loại gỗ này là độ cứng không cao, một chiếc đĩa rơi xuống có thể làm lõm mặt gỗ.
– Sàn gỗ sồi: Sàn gỗ sồi thường chỉ xuất hiện trong phòng ngủ và phòng khách. Và cũng là vật liệu có thể làm sàn bếp tuy nhiên chi phí là rất cao. Vẻ đẹp của sàn gỗ sồi chính là vẻ đẹp về một loại vật liệu cao cấp với chi phí chung là rất cao.
– Sàn gỗ maple được đánh bóng lại: Việc có thể đánh bóng lại dễ dàng mà vẫn giữ được một bề mặt đẹp không kém so với nguyên bản chính là ưu điểm của loại sàn gỗ này. Sau khi đánh bóng lại và phủ lên một lớp dầu bóng, mặt sàn lại lấy được ngay vẻ đẹp mộc mạc của vân gỗ.
3. Sàn tre
Cùng với xu hướng chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường mà vẫn giữ được vẻ đẹp riêng và độ bền cao thì việc khai thác và ứng dụng cây tre vào sử dụng vào thiết kế đồ dùng nội thất đang trở nên rầm rộ và được ưa thích rộng rãi. Công nghệ mới hiện nay cho phép sản xuất những tấm ván sàn có độ bền cao, chịu nước tốt và hình dáng đẹp. Tuy nhiên việc sử dụng những thanh tre mộc mạc như trên thân cây cây tre mới đem lại sự phá cách độc đáo vì nó tạo ra cảm giác được hòa quyện vào thiên nhiên nhiều hơn.
4. Các loại sàn khác
– Sàn nhựa vynil: đây là một loại vật liệu mới và cũng đang trở thành một loại sàn được ưa thích bởi khả năng kháng ẩm và độ bền cao. Không bị tác động bởi độ ẩm, ánh sáng mặt trời và các vết bẩn. Loại vật liệu này có thể tạo ra các hình dáng và màu sắc giống các vật liệu khác như đá. Dễ dàng lắp đặt và có thể là loại sàn lát cho sự lựa chọn thông minh của mỗi gia đình.
– Vải sơn lót sàn: là vật liệu cũng được sử dụng khá phổ biến. Vật liệu này khá bền và thực sự hữu dụng trong việc chống lại độ ẩm, vết lõm, trầy xước và ánh sáng mặt trời. Vải sơn lót sàn cũng được thiết kế với nhiều phong cách và màu sắc phong phú phù hợp với nhiều kiểu phòng bếp, đem lại sự độc đáo ấn tượng.
– Sàn Laminate bề mặt nhựa: dễ dàng lắp đặt và tuổi thọ lâu bền. So với gỗ thì loại sàn này có tính ưu việt hơn bởi khả năng kháng ẩm và chống trầy xước. Loại sàn này có thiết kế khá đa dạng, nhiều màu sắc cho sự lựa chọn của mỗi gia đình. Tuy nhiên do không thể đánh bóng và mọi sự cố tràn nước đều ảnh hưởng tới bề mặt sàn thì đây lại là nhược điểm khá lớn.
Với những gợi ý trên đây, chúng tôi hi vọng đem lại thêm nhiều sự lựa chọn tiện ích và hoàn hảo hơn cho phòng bếp của mỗi gia đình.