chong-tham-mai-be-tong-bang-sika

Chống thấm mái bê tông bị nứt đơn giản và hiệu quả

Mái bê tông bị nứt dẫn đến bị thấm là nỗi lo của tất cả mọi gia đình nếu không may gặp phải vấn đề này. Xử lý chống thấm cho mái bê tông bị nứt có rất nhiều cách. Tuy nhiên, nếu không tìm được nguyên nhân gây nứt, việc xử lý chống thấm mái bê tông bị nứt có thể sẽ không đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy, trước khi tiến hành biện pháp chống nứt, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nứt dẫn đến thấm mái bê tông.

Cách chống thấm cho mái bê tông bị nứt

Nguyên nhân gây nứt mái bê tông

Nứt do nguyên vật liệu

Có hai cách mà phản ứng hóa học có thể gây nứt sàn bê tông. Đầu tiên là bản thân bê tông chứa những cốt liệu hoặc xi măng không tương thích. Đây không phải là điều bạn nên quá quan tâm khi bạn mua bê tông thương phẩm (bê tông tươi), vì nhà cung cấp bê tông họ biết cách để kiểm soát điều này. Thứ hai là cách kiểm soát bê tông của bạn, cách bạn đầm dùi trong quá trình đổ bê tông.

Nứt do khả năng chịu lực

Sàn bê tông được thiết kế để chịu một mức tải trọng nhất định. Cũng như mỗi người có một sức mạnh cơ bắp khác nhau. Không thể tăng tải trọng lên sàn bê tông cao hơn mức thiết kế ban đầu. Nhiều chủ nhà không để ý điều này khi thay đổi cách sử dụng (hay gọi là công năng) của công trình. Bạn vẫn có thể thay đổi công năng được một cách an toàn mà không gây nứt. Bằng cách bạn kiểm định kết cấu, gia cường cho kết cấu, để đủ khả năng chịu tải trọng mới.

Nứt do lún

Khi nền móng của công trình dịch chuyển sẽ gây ra hiện tượng nứt sàn, nứt tường. Thường thì nứt do lún móng là trường hợp nghiêm trọng. Đây có thể là kết quả của việc lu lèn nền đất chưa đủ độ chặt. Một nguyên nhân khác dẫn đến lún là do xói mòn đất nền. Cũng có thể là do đất nền quá yếu mà bạn lại không chú ý, và bỏ qua điều này. Ở những công trình nhà đẹp dân dụng có móng nông, và có cây cối lớn xung quanh, thì các rễ cây có thể là nguyên nhân gây nứt.

Mái bê tông bị nứt gây thấm do lún

Nứt do co ngót bê tông

Các vết nứt do co ngót xảy ra do nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Điều này làm cho phần mặt trên của tấm sàn bê tông khô nhanh hơn phần đáy. Do đó hai mặt của sàn biến dạng khác nhau, làm sản sinh ra lực kéo lẫn nhau. Hiện tượng này dễ xảy ra khi trời nắng, gió hoặc độ ẩm thấp. Để tránh điều này, bạn hãy bảo dưỡng bê tông đúng cách. Điều quan trọng nhất là phải giữ ẩm bề mặt. Bạn có thể bảo dưỡng bằng cách đặt vải bố, thảm hoặc khăn ướt lên bê tông, và nhớ luôn phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho các tấm vải bố này. Bạn cũng có thể thiết lập hệ thống phun sương để cho nó chạy tự động. Ngoài ra, có thể sử dụng các hóa chất, phụ gia bê tông để làm chậm sự bốc hơi nước. Trong thời tiết nóng, bảo dưỡng phải thực hiện trong vài ngày, tối thiểu là 3 ngày.

Nứt do ăn mòn cốt thép

Ăn mòn xảy ra khi bê tông chứa cốt thép bị ướt và tiếp xúc với oxy. Cách duy nhất điều này có thể xảy ra là do các vết nứt nhỏ phát triển trong bê tông, và nước thấm vào. Khi nước tiếp xúc đến cốt thép thì nó bắt đầu rỉ sét. Rỉ sét sau đó mở rộng. Thanh cốt thép bị rỉ sét biến dạng, đẩy bê tông ra và gây nứt. Biện pháp phòng ngừa ở đây là xử lý vết nứt nhỏ trước khi nó phát triển thành vết nứt lớn.

Vật liệu chống thấm mái bê tông bị nứt thông dụng

Sika

chúng ta dùng sika chống thấm mái bê tông bị nứt sau khi các vết nứt nẻ đã được trám. Được xem là một trong những chất liệu phổ thông nhất, Sika có thể mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà.

Là hóa chất dạng lỏng, thẩm thấu tốt. Thi công bằng vật liệu chống thấm sân thượng bằng Sika tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, hiệu quả cao có thể kéo dài hàng chục năm. Công trình của bạn hoàn toàn không còn phải lo đối mặt với vấn đề thấm dột.

Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng sika

Keo chống thấm chuyên dụng

Đối với các bề mặt bê tông sàn mái nhà bị nứt, chúng ta cần dùng keo chuyên dụng, Loại keo được sử dụng phổ biến nhất TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.

Dùng keo bơm trực tiếp vào để trám vết nứt. Sau khi xử lý xong, chúng ta mới cần đến vật liệu chống thấm toàn diện.

Keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao. Nhờ đó, chúng có thể dùng trám bít vết nứt trong thời gian dài. Dưới tác động của thời tiết nóng, lạnh thì chúng có thể giãn nở thay đổi cho thích hợp. Như vậy, sàn mái bê tông sẽ không lo bị rạn nứt, thấm dột vào ngày nắng nóng hay mưa nhiều.

Nhựa đường

Là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để chúng ta quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết vết nứt. Như vậy, chúng ta đã tạo ra 1 lớp chống thấm mái bê tông bị nứt dày dặn. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước mưa không làm khó được sàn sân thượng. Trong số các phương pháp thi công, đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất.

Nhựa đường với khả năng ngăn nước tuyệt đối, kết cấu lớp màng dày dặn cùng tính đàn hồi ưu việt hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thi công. Với cách này, chúng ta có thể an tâm vì tuổi thọ kéo dài lên đến hàng chục năm. Phương án này thường dùng cho các công trình chịu tác động thấm dột nghiêm trọng.

Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng nhựa đường

Bên cạnh nhựa đường, phương pháp dán màng khò nóng dày 3mm cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho chống thấm sàn bê tông. Vì màng gốc bitum có độ đàn hồi, chịu nhiệt tốt, có độ co giãn nên phù hợp với vị trí sàn mái hơn cả.

Dùng hóa chất hoặc sơn chống thấm chỉ được dăm ba năm là phải chống thấm lại vì rạn nứt bê tông trên mái, đặc biệt là hiện tượng gãy mái, rất phổ biến.

Vật liệu chống thấm Flinkote

Flinkote được xem là chìa khóa cho không ít giải pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt. Là chất liệu sử dụng trực tiếp, nó giúp cho thợ tiết kiệm đáng kể công sức, thời gian.

Hiệu quả chống thấm mái nhà của Flinkote đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Do đó, không có lý do gì e ngại khi bạn quyết định chọn dùng giải pháp này.

Hy vọng, với những gợi ý về vật liệu chống thấm mái bê tông bị nứtsửa chữa nhà gợi ý ở trên sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn xử lý vấn đề thấm do nứt mái bê tông mà nhà mình không may gặp phải.