lam-mai-ton-chong-nong-2

Kinh nghiệm làm mái tôn chống nóng vừa đẹp vừa bền

Hiện nay, trong thi công mái, mái tôn đang là vật liệu chiếm ưu thế trên thị trường vật liệu xây dựng. Sở dĩ mái tôn được nhiều gia đình lựa chọn bởi tính tiện dụng, giá rẻ, bền, đẹp và khả năng chống thấm, chống nóng tốt,… Vậy làm mái tôn chống nóng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như thế nào để sử dụng được lâu dài và phát huy công dụng? Mời bạn cùng tham khảo với chúng tôi ngay sau đây.

>> Xem thêm: Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý, chuẩn phong thủy xây dựng

Hướng dẫn các bước làm mái tôn chống nóng

Để mái tôn được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đạt giá trị thẩm mỹ và đạt độ bền cao, bạn cần thực hiện thi công theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thi công

Trước khi thi công mái tôn chống nóng, bạn cần xác định bản vẽ thiết kế chi tiết của phần mái cần lợp, chọn loại tôn và màu sắc phù hợp. Ngoài việc tính toán chính xác số lượng tôn cần sử dụng theo diện tích mái, bạn cần tính thêm số lượng phụ kiện đi kèm như xà gồ, máng xối, phào chỉ, tôn nóc, phào chỉ,… Cuối cùng là chuẩn bị dụng cụ thi công, vít lợp mái tôn, ke chống bão mái tôn, dụng cụ vệ sinh mái tôn sau khi thi công.

Hướng dẫn các bước làm mái tôn chống nóng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thi công

Đăng ký tư vấn sửa nhà, cải tạo nội thất ngay: HOTLINE 0898886767

Bước 2: Thi công xà gồ hệ khung mái

Dựa vào bản vẽ thiết kế bạn có thể dễ dàng thi công khung mái một cách dễ dàng, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

Tính toán khoảng cách xà gồ, độ dày xà gồ và độ dốc mái phù hợp với thiết kế và đặc điểm riêng của mỗi công trình.

Độ dốc mái thông thường bằng hoặc lớn hơn 15%.

Bước 3: Lắp đặt các viền bao quanh khi làm mái tôn chống nóng

Dùng đinh mái 5-7cm để cố định mép mái và mái tôn xung quanh toàn bộ chu vi của mái. Nếu mái nhà của bạn có máng nước, hãy đặt những phần viền này trên các cạnh của mái nhà. Để mái nhà được chắc chắn, cách lợp mái tôn chống nóng đúng cách là bạn phải đặt các viền mái, mái hắt vào các vị trí chính xác nhất.

Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp

Bước tiếp theo trong cách lợp mái tôn chống nóng chính là lắp đặt các tấm lợp lên mái nhà. Nên bắt đầu lắp từ đỉnh cao nhất của mái nhà đến phần mép mái. Chú ý khi lợp tấm đầu tiên bạn cần đặt nó nhô ra khỏi mái ít nhất ¾ inch và các tấm lợp tiếp theo phải gối lên nhau ít nhất 1 inch.

Nếu bạn muốn bịt kín hơn các điểm nối giữa các tấm tôn thì lấy hạt silicone hoặc keo silicone đặt lên điểm nối của hai tấm tôn trước khi đặt tấm tôn tiếp theo xuống. Keo này sẽ giúp các điểm nối được siết chặt hơn với nhau, không gây ra dột cho ngôi nhà của bạn.

Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp
Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp

Bước 5: Lắp đặt viền mái, sườn phào và các tấm che khe nối

Bước tiếp theo khi làm mái tôn chống nóng chính là phần lắp đặt viền mái, sườn phào và các tấm che khe nối. Tấm khe che nối này sẽ được đặt lên các khe trên mái tôn với mục đích che đi các vết nối ghép trên mái tôn, che bụi, che mưa ngấm vào trong nhà hoặc làm hư hại lớp cách nhiệt, đảm bảo tính thẩm mỹ tổng thể cho mái tôn.

Bước 6: Hoàn thành quá trình thi công, kiểm tra và dọn vệ sinh khu vực thi công

Để tránh những sai sót chưa được khắc phục trong quá trình thi công mái tôn chống nóng, khi lắp đặt xong bạn cần kiểm tra lại toàn bộ mái tôn (cả trong và ngoài). Đồng thời, thu dọn sạch sẽ những mạt sắt, đinh vít còn sót lại, là những tác nhân gây hư hỏng mái tôn của bạn.

Lưu ý khi làm mái tôn chống nóng

Khi sử dụng tôn chống để làm mái, bạn sẽ hài lòng vì mái nhà luôn mát mẻ, thậm chí ấm áp vào mùa đông, thẩm mỹ và độ bền không thua kém gì mái ngói. Tuy nhiên, có vài điểm cần chú ý khi sử dụng như sau:

+ Nên vệ sinh mái tôn thường xuyên bằng cách xả nước rửa mái định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần

+ Không để các loại chất thải rắn, xi măng, sắp thép, chất hóa học tiếp xúc với bề mặt tôn.

+ Không sử dụng hay để các loại chất tẩy rửa, xăng dầu trên bề mặt tôn vì sẽ làm mất màu tôn, làm ăn mòn, hỏng tôn.

+ Không để hoặc kéo lê những đồ vật cứng và nặng trên bề mặt tôn, những vết xước sẽ là nguyên nhân làm han rỉ tôn.

+ Không đặt những nguồn nhiệt có thể gây cháy gần lớp PU của tôn cách nhiệt ví dụ như: bát hương ban thờ, bếp, ổ điện, thiết bị điện cũ vẫn đang sử dụng, xăng dầu, giấy,… 

Lưu ý khi làm mái tôn chống nóng
Lưu ý khi làm mái tôn chống nóng

Vậy là trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm làm mái tôn chống nóng. Hy vọng qua đây bạn có thể áp dụng các kiến thức này cho công trình nhà mình.