cac-buoc-xay-dung-nha-o-1

Các bước xây dựng nhà ở gia chủ cần nắm rõ

Xây nhà là một trong 3 việc hệ trọng của đời người. Do vậy mà gia chủ cần nắm rõ các bước xây dựng nhà ở để quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi, có được ngôi nhà phù hợp với nhu cầu, mong muốn của các thành viên trong gia đình. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về 7 bước quan trọng trong quy trình xây nhà để có được ngôi nhà đẹp như ý. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Đăng ký tư vấn sửa nhà, cải tạo nội thất ngay: HOTLINE 0898886767

Các bước xây dựng nhà ở số 1: Lập kế hoạch xây nhà

Lập kế hoạch xây nhà là việc mà gia chủ cần chuẩn bị kĩ càng trước khi tiến hành thi công. Có kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ biết mình phải làm gì để quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi. Kế hoạch xây nhà của bạn phải bao gồm những nội dung sau:

– Xác định được mục đích xây nhà: Xây để ở lâu dài, bán, cho thuê hay kinh doanh?

– Chuẩn bị chỗ ở tạm trong quá trình thi công ngôi nhà mới.

– Xác định diện tích và quy mô xây dựng: Xây toàn diện tích hay chừa sân trước, sân sau? Xây bao nhiêu tầng? Cần bao nhiêu phòng ngủ, nhà vệ sinh? Kiểu kiến trúc hiện đại hay cổ điển? Mái bằng hay mái Thái?

Các bước xây dựng nhà ở số 1: Lập kế hoạch xây nhà
Lập kế hoạch xây nhà

– Chuẩn bị ngân sách tài chính: Ngân sách hiện có bao nhiêu? Có thể tăng thêm trong trường hợp phát sinh kinh phí không? Tốt nhất là bạn nên có phương án tăng ngân sách trong giới hạn cho phép để việc xây nhà diễn ra thuận lợi hơn, đề phòng những tình huống phát sinh. Khi đã chắc chắn về ngân sách tài chính, bạn có thể tiến hành dự trù kinh phí xây nhà.

Bước 2: Tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng

Một trong các bước xây dựng nhà ở tiếp theo đó là gia chủ phải có những kiến thức cơ bản về xây nhà và hiểu biết các thủ tục pháp lý. Xây nhà cần phải được sự cho phép của cơ quan chức năng mới có thể tiến hành thi công. Vì vậy, chủ đầu tư cần tìm hiểu thủ tục xin giấy phép xây dựng như: hồ sơ xin giấy phép gồm có những gì, xin ở đâu, lệ phí ra sao,…

Với những kiến thức cơ bản về xây nhà, gia chủ có thể tìm hiểu trên Internet, thông qua người quen hoặc trực tiếp đến văn phòng của nhà thầu để nhờ kiến trúc sư tư vấn, giải đáp thắc mắc. Thông thường, người xây nhà đều được tư vấn miễn phí.

Bước 2: Tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng
Tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng

Các bước xây dựng nhà ở số 3: Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu

Kiến trúc sư sẽ lắng nghe những nhu cầu và thắc mắc của gia chủ để tư vấn chính xác nhất. Thông thường, các gia chủ đều quan tâm tới các nội dung như xin giấy phép, bố trí mặt bằng phù hợp, quy mô xây dựng, chi phí xây tổng thể, vật tư mà nhà thầu sử dụng và thời gian thi công ngôi nhà.

Kiến trúc sư có trách nhiệm giới thiệu một số kiểu nhà với chi phí tương tự nhu cầu của bạn để tham khảo. Bạn nên chia sẻ với họ ý tưởng, mong muốn của mình chi tiết nhất có thể, họ sẽ đưa ra cho bạn những ý kiến, phương án thiết kế tốt và phù hợp nhất. 

Qua quá trình làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát và đánh giá được nhà thầu đó có uy tín hay không, có đáp ứng đúng nhu cầu của mình không để từ đó quyết định có kí kết hợp đồng thiết kế và hợp đồng thi công trọn gói hay không.

Các bước xây dựng nhà ở số 3: Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu
Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu

Bước 4: Xây dựng phần thô

Xây móng là công đoạn đầu tiên, móng phải chắc thì mới cân bằng được những thứ còn lại. Móng nhà 3 tầng có nhiều loại: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… Đây là việc của nhà thầu, nhưng gia chủ cần có người giám sát, theo dõi để đảm bảo xây dựng đúng với bản vẽ đã đưa ra. Các công đoạn khác gồm có: đào hầm tự hoại, hố ga; đan thép, ghép cốp pha, đổ bê tông cột, dầm, sàn; xây tường gạch ống; xây tô tường. Đây là phần quyết định sự bền vững của ngôi nhà nên cần thi công chính xác, cẩn thận.

Quy trình xây nhà từ móng đến mái
Xây dựng phần thô

Các bước xây dựng nhà ở số 5: Xây dựng phần hoàn thiện

Phần hoàn thiện bao gồm rất nhiều hạng mục công việc, quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ và tiện ích sử dụng của ngôi nhà. Các hạng mục chính gồm có: ốp lát gạch, đá; thi công trần thạch cao; sơn nhà; gia công lắp đặt cửa sổ, cửa đi, cửa chính; công tác điện, nước.  

Kiến trúc bên ngoài là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi người ta nhìn đầu tiên khi tới thăm nhà bạn. Do đó, cần kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với màu sắc của tường, gạch ốp tường, mái nhà sao cho thống nhất, không nên có sự đối chọi quá “gắt”, làm mất cân đối thẩm mỹ của ngôi nhà. Gia chủ nên cố gắng giữ nguyên thiết kế ban đầu đã chốt với kiến trúc sư để ngôi nhà được thi công đúng như mặt tiền 3D ban đầu.

Vật tư hoàn thiện đều do chủ nhà quyết định, vì vậy bạn phải cân nhắc lựa chọn vật tư sao cho phù hợp với chi phí và nhu cầu của gia đình. Cần phối hợp với kĩ sư công trình để tránh làm gián đoạn đến tiến độ thi công của ngôi nhà.

Các bước xây dựng nhà ở số 5: Xây dựng phần hoàn thiện
Xây dựng phần hoàn thiện

Bước 6: Thiết kế và sắm sửa nội thất

Một ngôi nhà ống 2 tầng đẹp không thể thiếu nội thất bên trong. Sắp xếp nội thất khoa học làm tăng thẩm mỹ và giá trị ngôi nhà của bạn. Một số xu hướng thiết kế nội thất nhà ở được ưa chuộng hiện nay là:

– Xu hướng hiện đại: Thường đơn giản, ít cầu kỳ, hạn chế trang trí nhiều đồ hay sử dụng nhiều màu sắc, chỉ dùng 3 màu chính (màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn), đặc biệt chú trọng đến không gian, hình khối của căn nhà. Có thể mua sẵn hoặc đặt làm gia công nội thất tùy sở thích của mỗi người.

– Xu hướng cổ điển: Các thiết kế thường cầu kỳ, tỉ mỉ, sang trọng, thể hiện gu thẫm mỹ, sự giàu sang, quý phái của gia chủ. Kiểu thiết kế này đề cao hình thức, rất chú trọng đến vật liệu tự nhiên như gỗ, tre. Xu hướng này thường sử dụng màu sắc tương phản nhau. Trong nhà thường treo tranh nghệ thuật cổ điển. 

– Xu hướng tân cổ điển: Các thiết kế thường mộc mạc, gần gũi, trật tự, đơn giản, không rườm rà. Những màu sắc nhẹ nhàng như trắng, kem, xám, xanh nhạt được ứng dụng phổ biến. Bàn ghế thường sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ.

 Thiết kế và sắm sửa nội thất
Thiết kế và sắm sửa nội thất

>> Xem thêm : 15 mẹo thiết kế nội thất nhà đẹp

Các bước xây dựng nhà ở số 7: Nghiệm thu công trình

Đây là việc cuối cùng cần kiểm tra để công trình có thể đi vào sử dụng và hoàn công nhà. Gia chủ cần kiểm tra toàn bộ ngôi nhà xem có sai sót gì so với bản vẽ hay có vấn đề cần giải quyết không, tính toán các chi phí phát sinh và quyết toán chi phí cho nhà thầu xây dựng.

Trên đây là toàn bộ các bước xây dựng nhà ở gia chủ nên tham khảo kỹ nhằm giúp quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi, hạn chế vấn đề phát sinh sau này. Để được tư vấn cụ thể và kỹ càng hơn về báo giá, cũng như thiết kế và thi công công trình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 09 81 29 6767.