phuong-phap-chong-tham-be-nuoc-ngam-2

Chống thấm bể nước ngầm hiệu quả với những biện pháp đơn giản

Bể nước ngầm là một hạng mục công trình khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Với dân số tăng và diện tích đất trên đầu người ngày càng thu hẹp thì việc xây dựng bể nước nổi trên mặt đất là điều rất khó. Vì vậy, bể nước ngầm trở thành công trình không thể thiếu trong hầu hết mọi nhà dân và công trình khác. Tuy nhiên, với đặc tính ở dưới lòng đất nên nếu không đảm bảo chất lượng xây dựng đặc biệt là chất lượng chống thấm bể nước ngầm cho công trình thì chúng ta rất khó phát hiện. 

phuong-phap-chong-tham-be-nuoc-ngam-2
Chống thấm cho bể nước ngầm

Vì sao phải chống thấm bể nước ngầm

Với nhiều hộ gia đình ở các thành phố lớn hay các chung cư có diện tích chật hẹp, bể chứa nước thường được xây dựng bằng cách tận dụng những khoảng không có diện tích hẹp. Khi đó, việc chống thấm bể nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong quá trình thi công xây dựng và chống thấm bể nước, các bạn cần đặc biệt chú ý để tránh gặp phải những hiện tượng như rò rỉ nước, thấm nước gây ô nhiễm nguồn nước trong bể.
Theo các nhà khoa học, trong bê tông có không khí chứa trong các mao dẫn và phải chịu những tác động của môi trường bên ngoài như sốc nhiệt, sự giãn nở tự nhiên của không khí, sự hút nước hay sự thâm nhập của nước vào các mao dẫn. Theo thời gian, quá trình thấm nước của các mao dẫn và quá trình lão hóa (vôi hóa) sẽ ngày một gia tăng. Chính vì thế, các hạng mục xây dựng nói chung và các bể nước đều cần áp dụng các biện pháp xử lý chống thấm bền vững dẫn đến nứt gãy…
Tất cả những nguyên nhân này đều dẫn đến rò rỉ nước, khiến nước thấm ngược vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước được lưu trữ trong bể, từ đó gây ra những nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe của chúng ta.
Cụ thể, hiện tượng bể nước bị rò rỉ có thể xảy ra do chịu tác động của nước lên thành và đáy bể (lực tác động của nước lên thành, đáy và góc bể không đều nhau); Xung quanh bể có nhiều khe co giãn, thoái sàn, mạch ngưng, cổ ống…; Do bê tông và vôi bị xuống cấp theo thời gian;

phuong-phap-chong-tham-be-nuoc-ngam-1
Thi công chống thấm bể nước ngầm

Để chống thấm bể nước, người ta thường sử dụng nhiều kỹ thuật chống thấm khác nhau, song căn bản nhất là 4 phương pháp sau đây:

1. Chống thấm bể nước ngầm bằng phụ gia trộn với bê tông

Phương án này xét về mặt lý thuyết là ổn, nhưng trên thực tế bê tông luôn phát sinh các vết rạn chân chim do bị ứng xuất nhiệt co ngót, do bị chi phối vào các yếu tố tự nhiên của môi trường khi đổ bê tông, như trời khô hanh, nắng, mưa… điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ sụt của mỗi mẻ bê tông khi đổ, làm cho mỗi mẻ bê tông không thể đồng đều. Vì vậy, các phản ứng thủy hóa của cùng với sự kích hoạt của phụ gia hòa trong mỗi mẻ bê tông không đồng nhất trong một khối cấu trúc. Cho nên tuy đủ ngày tháo ván khuôn, vẫn có những vị trí cục bộ, không đạt 100% cường độ bê tông. Trong trường hợp này thường phát sinh các vết nứt siêu nhỏ trong bê tông (còn gọi là vết nứt Tế Vi). Đây là vết nứt không nhìn thấy được bằng mắt thường trong một hai năm đầu khi hoàn thiện, nhưng chúng sẽ xuất hiện sau từ 2-3 năm sau khi công trình đưa vào gia tải hoặc sử dụng, thì các vết nứt này mới lộ diện, và nó là nguyên nhân của một chuỗi các vấn đề về thấm dột, sửa chữa…

Đánh giá:

Phương án chống thấm bể nước ngầm này không hữu hiệu bởi số tiền dùng mua phụ gia cho mỗi khối bê tông rất nhiều, mà kết quả là may rủi, vì chỉ cấn rải rác một số vết nứt, nước thấm qua tiền đổ sông hết”. Xin xem bức ảnh dưới chụp thực tế tại một công trình ngầm.

Ngày nay phương án này vẫn còn được sử dụng cho các hạng mục bê tông khối lớn như: các móng cầu, nền ở môi trường đặc biệt như ở cửa sông, cửa biển, trên biển hay các vùng sình lầy… nơi mà không thể áp dụng các phương án chống thấm khác.

phuong-phap-chong-tham-be-nuoc-ngam-3
Chống thấm bể nước ngầm bằng phụ giá trộn bê tông

2. Chống thấm bể nước ngầm bằng các loại màng bitum, polyme, keo, dung dịch tạo màng

Phương án chống thấm bể nước ngầm này chỉ được dùng theo chiều thuận cho các cấu trúc bể chứa nước trên cao, nơi không chịu áp lực nước từ chiều ngược lại. Còn với các cấu trúc ngầm việc dùng các vật liệu tạo màng nói chung chỉ mang lại sự yên tâm về hình thức. Vì thực tế, các loại vật liệu dạng màng chống thấm không giải quyết triệt để được yêu cầu thực tế đặt ra. Hơn nữa, giá thành của phương án này khá cao, do các thao tác kỹ thuật đòi hỏi phải chi tiết như: mài bê tông, vệ sinh, chỉnh mặt phẳng nhằm hạn chế hiện tượng túi khí giữa màng và bề mặt, tạo góc tránh gấp gẫy màng…

3. Dùng các dạng dung dịch thẩm thấu để tạo màng silicat biến tính chống thấm bể nước ngầm

Đây là một phương án đang gọi là khá mới ở Việt Nam, tính năng của dạng này là dung dịch thẩm thấu tạo màng trong bê tông dùng chống thấm bề mặt thuận, phương án này thi công đơn giản, năng suất lao động  cao, giá thành hợp lý. Tuy nhiên, sẽ trở thành trò cười nếu như dùng nó để chống thấm ngược.

4. Dùng các vật liệu gốc xi măng, thẩm thấu kết tinh trong bê tông chống thấm bể nước ngầm

Đây là cũng là phương án được coi là “mới ở Việt Nam” dùng vật liệu gốc xi măng áp dụng trực tiếp lên bề mặt bê tông.

Vật liệu này được chỉ định dùng cho các cấu trúc chứa nước, hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước, những vị trí, hạng mục không chịu nắng trực tiếp, có khả năng thẩm thấu kết tinh trong bê tông.

Điều đặc biệt của công nghệ này là vật liệu có các hoạt chất tác dụng với hơi ẩm trong các mao dẫn của bê tông, từ đó thẩm thấu vào các mao dẫn này, quá trình tương tác kích hoạt liên tục giữa vật liệu và hơi ẩm trong mao dẫn của bê tông vẫn diễn ra trong vài năm sau khi áp dụng vật liệu, một số loại vật liệu dạng này có khả năng xuyên suốt bản bê tông dầy 25-30cm trong vòng 2-3 năm. Vì vậy, chúng ngăn chặn được nước từ hai chiều thuận ngược.

Thông thường người ta dùng phương án này chống thấm theo chiều thuận của các công trình ngầm, nhưng khi không tiếp xúc được với mặt thuận, thì có thể dùng chống thấm ngược cho các hạng mục đó, nhờ vào tính năng thẩm thấu của vật liệu này. Nhờ vào cơ chế thẩm thấu này của vật liệu mà nó có khả năng chèn lấp các vết nứt từ siêu nhỏ cho đến vết nứt 1/8 in. Do vật liệu này có  gốc là xi măng, nên tương thích tuyệt đối với các loại vữa trát hoàn thiện, trang trí, khi dùng cho các cấu trúc xây dựng tầng hầm để xe…

phuong-phap-chong-tham-be-nuoc-ngam-4

Bê tông chống thấm bể nước ngầm

Quy trình chống thấm bể nước ngầm bằng
Sikatop Seal 107

Có rất nhiều phương pháp chống thấm bể nước ngầm ở trên, dưới đây, chúng thôi giới thiệu quy trình chống thấm bể nước ngầm bằng Sikatop Seal 107

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng bàn chải sắt hoặc máy sao cho bề mặt không dính gì hết. Nếu cần dùng vữa để làm bằng phẳng bề mặt hay tạo góc thì có thể dùng Sika Latex

Cách trộn: Trộn Sika Latex với nước theo tỉ lệ 1:1, sau đó trộn với khoảng 4kg xi măng.

Bước 2: Làm ẩm bề mặt bê tông bằng cách tưới nước bảo hòa bề mặt nhưng tránh để bị đọng nước

Bước 3: Tiến hành trộng Sikatop Seal 107: Lắc mạnh thành phần A trong vài giây rồi cho vào thùng trộn. Cho từ từ thành phần B (bột mịn) vào thành phần A theo tỉ lệ: 1kg phần A : 4 kg phần B. Bạn dùng cần trộn điện khuấy đều ở tốc độ thấp.

Bước 4: Bắt đầu thi công Sikatop Seal 107 lớp thứ nhất bằng cọ hoặc bay với định mức 2kg/m2

Bước 5: Chờ khoảng 4 tiếng để lớp thứ nhất được khô, sau đó tiến hành thi công lớp thứ hai bằng cọ hoặc bằng bay. Bạn có thể dùng miếng xốp để xoa bề mặt cho phẳng, mịn.

Bước 6: Chờ khoảng 24 tiếng là bạn có thể dán gạch bằng các loại chất kết dính phù hợp.

Chú ý về mật độ dùng Sikatop Seal 107: Phụ thuộc vào độ nhám của bề mặt. Bình thường thì nên dùng khoảng 2.0kg/m2.

Như vậy, để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và đảm bảo chất lượng cùng thẩm mỹ cho công trình, bạn cần chống thấm bể nước ngầm.