sua-nha-len-tang-2

Sửa nhà lên tầng: Những điều nên và không nên làm

Khi sửa nhà lên tầng nên làm gì và không nên làm gì là thắc mắc của nhiều gia chủ. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng tham khảo nội dung bên dưới.

Kinh nghiệm sửa nhà lên tầng bạn cần biết

1. Kiểm tra kết cấu ngôi nhà

Đối với hạng mục sửa nhà lớn như nâng tầng bạn bắt buộc phải kiểm tra kỹ lưỡng kết cấu ngôi nhà trước khi thi công sửa chữa. Đảm bảo ngôi nhà phù hợp để nâng tầng: nền móng, khả năng chịu lực của ngôi nhà phù hợp với phương án nâng tầng hoặc lên phương án gia cố nền móng, trụ cột nếu như kết cấu ngôi nhà không đảm bảo.

Đối với bước này bạn nên xem lại bản vẽ kiến trúc ngôi nhà và liên hệ trực tiếp đơn vị thi công sửa nhà để được kiểm tra, tính toán chính xác nhất.

2. Tính toán chiều cao tầng nhà

Đối với sửa thiết kế nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ nâng tầng bạn cần phải tính toán chiều cao tầng nhà là chiều cao khoảng cách giữa 2 sàn nhà tầng trên và tầng dưới với nhau. Lựa chọn chiều cao tầng nhà phù hợp với ngôi nhà và với mục đích nâng tầng.

Thông thường nhà cho thuê có thể có chiều cao càng tầng thấp hơn nhà ở thông thường để tối ưu chi phí sửa chữa, xây dựng và tận dụng tối ưu được không gian. Tất nhiên chúng ta cần cân đối chiều cao tầng nhà sao cho hợp lý để tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái cho không gian.

Kinh nghiệm sửa nhà lên tầng bạn cần biết
Đối với sửa nhà nâng tầng bạn cần phải tính toán chiều cao tầng nhà là chiều cao khoảng cách giữa 2 sàn nhà tầng trên và tầng dưới

3. Chọn giải pháp tường, vách ngăn nhẹ

Thay vì lựa chọn tường gạch hiện tại không ít các gia đình chọn giải pháp tường thạch cao hoặc tấm Duraflex vừa tối ưu chi phí lại gây ít áp lực lên nền móng ngôi nhà và đặc biệt là tích hợp nhiều tính năng như: cách nhiệt, chống cháy, cách âm, tiêu âm, chống thấm tốt.

Trái với suy nghĩ của nhiều người là tường nhẹ không đảm bảo độ bền, thực tế tường nhẹ chịu được sức nặng tốt, tuổi thọ cao đặc biệt có thể tạo kiểu dáng khác nhau theo yêu cầu.

4. Lựa chọn mái dốc khi sửa nhà lên tầng

Đối với sửa chữa nhà nâng tầng bạn nên lựa chọn mái dốc, mái tôn… để tạo cảm giác thông thoáng và ít gây áp lực lên nền móng ngôi nhà.

5. Lên bản vẽ nâng tầng

Để đảm bảo an toàn khi thi công nâng tầng cho nhà đẹp cũ, gia chủ nên có bản vẽ thiết kế mới chi tiết sao cho không phá vỡ kết cấu cũ của ngôi nhà và đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà cũng như tiết kiệm chi phí thi công.

5. Lên bản vẽ nâng tầng
Để đảm bảo an toàn khi thi công nâng tầng cho nhà cũ, gia chủ nên có bản vẽ thiết kế mới chi tiết sao cho không phá vỡ kết cấu cũ

6. Cân đối ngân sách sửa nhà nâng tầng

Sửa chữa nhà nâng tầng là một hạng mục lớn có thể tốn kém chi phí lớn. Do đó trước khi tiến hành sửa chữa bạn cần cân đối ngân sách, có kế hoạch chi phí, ngân sách rõ ràng.

Để có thể cân đối, dự toán kinh phí gần chính xác nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị thi công sửa nhà. Để được báo giá chi tiết trọn gói dịch vụ hay cân đối phương án sửa nhà nâng tầng phù hợp với ngân sách của mình.

7. Lựa chọn đơn vị thi công sửa nhà lên tầng uy tín

Muốn sửa chữa nhà, nâng tầng ngôi nhà đẹp, chuyên nghiệp, tiết kiệm chắc chắn bạn sẽ cần tìm đến một đơn vị thi công sửa nhà uy tín. Tránh trường hợp tìm phải những dịch vụ sửa nhà chất lượng kém “tiền mất tật mang” không những chi phí sửa chữa đội lên cao mà còn sửa nhà không đẹp, không đảm bảo an toàn, vững chắc khi nâng tầng.

8. Xin giấy phép xây dựng

Đối với sửa chữa nhà nâng tầng thì bạn cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà từ chính quyền địa phương. Thông thường nếu lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp thì bạn sẽ được hỗ trợ từ A – Z mọi vấn đề bao gồm xin giấy phép xây dựng.

8. Xin giấy phép xây dựng
Đối với sửa chữa nhà nâng tầng thì bạn cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà từ chính quyền địa phương

Vậy là trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến ban một số kinh nghiệm sửa nhà lên tầng. Gọi ngay suachuanha để đội ngũ kỹ sư, chuyên gia của chúng tôi giúp bạn hoàn thiện phương án nâng tầng tối ưu cho ngôi nhà nhé!