HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng hoặc diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn thiết kế nhà lại, cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép. Ngoài ra cũng có một số trường hợp theo quy định được miễn Giấy phép xây dựng.
Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể những quy định mới về sửa chữa nhà ở để mọi người có thể tham khảo tránh bị vướng mắc trong quá trình sửa chữa cải tạo nhà.
Quy định mới về sửa chữa nhà ở đối với các trường hợp sửa nhà cần xin cấp phép
Việc sửa nhà ở đây có hai trường hợp:
Thứ nhất: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà có làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sửa chữa này có làm thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà như: Đúc thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản; đúc thêm các cột; đúc thêm sàn; nâng thêm tầng; đúc thêm ô văng, sê nô, máng sối bê tông bằng cốt thép; gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà.
Thứ hai: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sữa chữa không thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà như: xây ngăn phòng, xây lại hộp gen; đập nhà vệ sinh cũ, xây nhà vệ sinh mới; nâng nền, ốp lát gạch lại, lăn sơn nước; thay đổi hệ thống ống nước, thay mới, sữa chữa hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng; đóng thạch cao trần, đóng thạch cao ngăn phòng; lắp vách nhôm kính, vách kính, thay mái tôn bị dột; thay tôn mới, ngói mới, thay chân bồn nước; lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời; dán giấy dán tường, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất,….
Bạn cần phải xin phép khi sửa chữa nhà và hiểu biết về quy định mới về sửa chữa nhà ở trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng. Hơn nữa, diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
3 quy định mới về sửa chữa nhà ở người mua nhà, xây nhà, sửa nhà cần chú ý
Chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà
Ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực với nhiều điều chỉnh liên quan đến chính sách vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở xã hội.
Cụ thể, Thông tư này quy định khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Trước đây, Thông tư 25 không ấn định mức vay tối đa của khách hàng khi có nhu cầu vay để xây mới, sửa chữa nhà ở.
Được vay đến 25 năm để xây mới nhà ở
Đây vẫn tiếp tục là một quy định mới của Thông tư 20/2021/TT-NHNN. Cụ thể, Thông tư này quy định mới về sửa chữa nhà ở: khách hàng được vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở với thời hạn theo thỏa thuận với ngân hàng, nhưng tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Trước đây, tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm, không quy định thời hạn vay tối đa.
Về lãi suất cho vay, Thông tư 20 cũng làm rõ quy định: Không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, thay vì chỉ quy định không quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.
Được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà
Cùng thời điểm với Thông tư 20/2021/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đồng thời tung ra Quyết định 1956/QĐ-NHNN, trong đó ấn định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà theo Thông tư 11/2013 là 4,8%/năm.
Mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021, nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020.
Theo Thông tư 11/2013, đối tượng được vay vốn từ các ngân hàng thương mại và hưởng mức lãi suất như trên là:
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người thu nhập thấp cần vay vốn để mua nhà ở xã hội; thuê, mua ở nhà thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở; khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán không quá 1,05 tỷ đồng…
Các quy định mới về sửa chữa nhà ở khá đơn giản nhưng để hiểu rõ và chính xác thì không phải ai cũng làm được. Chúng tôi sẽ giúp các bạn lập bản vẽ xin phép xây dựng theo đúng quy định. Hỗ trợ tư vấn thiết kế kiến trúc, không gian, diện tích, công năng sử dụng ngôi nhà, các công trình: thiết kế nhà cấp 4, thiết kế nhà phố, biệt thự,… Gọi cho chúng tôi qua hotline: 09 38 89 67 67 để nhận được sự tư vấn miễn phí.