Để nhà không bị lún nứt

Một số lý do dẫn đến tình trạng nhà bị nứt:

– Xử lý móng không tố

– Bêtông không đạt tiêu chuẩn

– Cốt thép đặt sai

– Tháo dỡ cốp pha sớm

– Bị ảnh hưởng thời tiết

– Do khâu thiết kế không khảo sát kỹ mà vẫn xây trên khu vực đất yếu hoặc sử dụng vật liệu không đúng chuẩn và thi công không đúng quy trình.

chong-lun-nut-1

Biện pháp xử lý:

– Khi đã xảy ra hiện tượng lún nứt, cần có một đơn vị chuyên môn kiểm tra, giám định. Những đơn vị này phải có đủ năng lực và thiết bị chuyên dụng để biết chính xác “bệnh” của công trình, đưa ra giải pháp thích hợp.

– Không nên cứ thấy nứt là trát bừa hoặc sửa theo các cách thông thường khi chưa biết nguyên nhân. Làm vậy, việc nứt vẫn tái diễn do chưa trị được tận gốc.

– Có những sự cố cần để một thời gian sau mới chữa được. Chẳng hạn, với vết nứt do lún, phải chờ cho nhà hết lún mới thi công sửa chữa.

– Vết nứt của cấu kiện bêtông rất nghiêm trọng, cần kiểm tra thường xuyên và có đơn vị chức năng giám định vì có thể gây nguy hiểm. Tình huống này có thể do mác bê tông sai, thiết kế không đúng, vật tư không phù hợp với chủng loại trong thiết kế hoặc sử dụng không đúng chức năng (chẳng hạn, thay vì phòng ngủ, lại làm… phòng nhảy đầm).

chong-lun-nut-2

– Các chủ đầu tư cần nghĩ đến việc thuê người làm giám sát thi công. Họ sẽ kiểm tra từ kết cấu, mác ximăng, nguyên vật liệu, các hệ thống kỹ thuật… đến việc tháo dỡ cốp pha. Cũng có thể đề nghị đơn vị thiết kế kiêm luôn việc giám sát thi công.

– Các hồ sơ thiết kế, kết cấu, kiến trúc, điện nước… cũng cần được lưu ý; có thể nhờ bên tư vấn thiết kế cùng người giám sát thi công theo dõi, nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng đúng như yêu cầu đã thể hiện trong các bản vẽ, thuyết minh.

– Thông thường, khi có sự cố nứt xé thì bên thi công phải sửa chữa và chịu trách nhiệm nếu vẫn tái diễn.

– Trường hợp hư hỏng nặng, chủ đầu tư phải thuê đơn vị kiểm định độc lập, sau đó mới xử lý.