Ngăn chia không gian mở: Ưu điểm và nhược điểm

Trong thời điểm hiện nay, diện tích ở và diện tích sinh hoạt, làm việc ngày càng cao đòi hỏi các KTS khi thiết kế vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng của gia đình, vừa mang lại một không gian hài hoà, như ý.
Một không gian có thể nối tiếp, thông với các khu vực xung quanh về giao thông, tầm nhìn và sinh hoạt đang là trào lưu trong thiết kế hiện đại, hay nói cách khác là tạo ra một không gian mở linh hoạt, ấm cúng và rộng rãi.

Ưu điểm loại hình không gian mở
Trong thời điểm hiện nay, diện tích ở và diện tích sinh hoạt, làm việc ngày càng cao đòi hỏi các KTS khi thiết kế vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng của gia đình, vừa mang lại một không gian hài hoà, như ý.  Những căn hộ chung cư, những căn nhà phố có diện tích nhỏ, độ dài chừng 10-12 mét thường bị hạn chế về diện tích sử dụng. Ðể có không gian rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng, nên hạn chế tối đa việc xây tường để quây phòng, ngăn vách, nên tạo không gian mở, tạo thành nơi giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, nơi thư giãn.

ngan-chia-khong-gian-1jpg

Khi thu hẹp diện tích các phòng trong nhà ở, cảm giác chật chội của người sử dụng sẽ tăng lên, nhưng nếu áp dụng không gian mở, cảm giác này sẽ giảm xuống nhờ các không gian riêng trước đây được chia sẻ chung trong không gian rộng hơn, tầm nhìn không bị hạn chế bởi các bức tường cố định như trước khiến người sử dụng có cảm giác rộng rãi hơn dù đang sống trong không gian hẹp. Hơn nữa, không gian mở còn giúp cho nội thất thêm phong phú, hệ thống vách ngăn hoặc cách phân chia không gian của các phòng một cách ước lệ trong việc sắp xếp đồ dùng, bài trí nội thất vẫn làm cho các thành viên trong gia đình có thể giao tiếp với nhau thoải mái.

Khi kết hợp nhiều phòng riêng biệt với nhau sẽ tạo ra một không gian nội thất mới lạ hơn. Không gian ở không còn là những phòng kín với bốn bức vách mà là một không gian đa dạng hơn, độc đáo hơn, nhiều cảm xúc hơn.
Và những hạn chế nhất định
Ngoài những ưu điểm kể trên thì loại hình không gian mở cũng có những nhược điểm của nó. Ví dụ, khi áp dụng không gian mở thì tính riêng biệt sẽ bị giảm, người sử dụng phải chấp nhận hạn chế bớt không gian riêng tư để hòa nhập vào không gian chung cùng với mọi người. Trong nhà ở, người ngồi ở không gian sinh hoạt hay chỗ ăn, bếp phải chấp nhận chia sẻ không gian, tầm nhìn với khách đến chơi ngồi ở phòng khách.

ngan-chia-khong-gian-2jpg ngan-khong-gian-2jpg

Những hình thức ngăn chia trong không gian mở
Tuy là không gian mở nhưng không có nghĩa khu vực này hoàn toàn liên thông với khu vực kia mà vẫn có sự ngăn chia nhằm phân biệt chức năng mang tính tượng trưng, hoặc chỉ đơn giản đó là cách trang trí cho ngôi nhà thêm ấm tượng, dẹp mắt. Trong đó, các loại vách ngăn nhẹ, cơ động là thành phần rất cần thiết, vì vậy ngày càng có nhiều hình thức tạo vách ngăn đa dạng, phù hợp với từng đối tượng nhà ở và sở thích của các gia chủ. Có thể kể dến như:
– Bình phong: là kiểu vách ngăn “ảo” được sử dụng khá nhiều trong các căn hộ chung cư hoặc nhà phố thông thường. Chúng thường được sử dụng trong các để ngăn không gian phòng khách và phòng ăn một cách nhẹ nhàng không che khuất quá nhiều nhưng đủ để người nhà ngồi ăn tự nhiên mà không cảm thấy bất tiện khi khách đến chơi. Khi cần bình phong có thể dời đi dễ dàng để tao một không gian lớn hơn

Ngoài những kiểu bình phong cổ điển trước kia thì để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các gia đình hiện nay trên thị trường có rát nhiều loại bình phong được biến tấu hiện đại, kiểu dáng độc đáo, màu sắc đa dạng sẽ đảm bảo sẽ tạo nên một chi tiết trang trí tinh tế và đảm bảo tính riêng tư nhất định cho không gian được phân chia.

ngan-chia-khong-gian-2jpg
– Kệ tủ: Thay vì ngăn tường cố định thì những chiếc kệ tủ ngày nay thường được sử dụng để ngăn chia giữa khu vực khách và bếp, giữa phòng ngủ và phòng làm việc, thư viện…. Kệ tủ trong nhà là nơi để ti vi hay trưng bày những món đồ trang trí, kỷ vật, hình ảnh lưu niệm của gia đình, đồng thời là điểm nhấn cho cả gian phòng.
– Quầy bar: Quầy bar trong nhà ở có thể kiêm nhiều chức năng ngoài vai trò chính là nơi thưởng rượu của gia đình hoặc bạn bè tới thăm nhà. Đó có thể trở thành đảo bếp soạn những món ăn ngon và hơn cả là chiều cao của quầy là tấm vách ngăn giúp che bớt những vật dụng không đẹp của bếp nhưng vẫn cho phép người làm bếp giao tiếp với các sinh hoạt khác trong nhà. Quầy bar giúp tách biệt không gian bếp và phòng ăn nhưng vẫn tạo cảm giác rộng thoáng, giúp người làm bếp vẫn có thể sinh hoạt chung với các không gian khác.

– Vách kính: Trong rất nhiều chủng loại vật liệu vách ngăn, kính tuy ra đời chưa lâu nhưng luôn là một trong những loại vật liệu chủ đạo được sử dụng mạnh trong kiến trúc nội và ngoại thất của các công trình hiện đại. Với không gian nội thất, vách kính có đặc điểm là tạo ra những vách ngăn chia tương đối độc lập về không gian, nhưng vẫn đảm bảo không bị che lấp tầm nhìn, cách âm tốt khiến không gian ngăn chia được liên hoàn và tạo cảm giác mở rộng hơn.
Sử dụng vách ngăn bằng kính nghệ thuật là một xu hướng mới. Nó vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa chiếu sáng xuyên suốt ngôi nhà, đồng thời kính còn giúp cho không gian bên trong công trình hòa với không gian thiên nhiên ngoài trời nhưng vẫn đảm bảo điều kiện tốt nhất bên trong (điều hòa nhiệt độ, không bị ảnh hưởng bởi mưa, khói bụi, tiếng ồn…).