HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Giếng trời không chỉ là nơi “hút” gió và ánh sáng làm cho nhà thoáng hơn mà còn là nơi đón vận khí tốt vào nhà cho gia chủ khi được thiết kế hợp phong thủy.
Nếu bạn sống ở nơi đô thị phồn hoa, việc bạn có một mảnh đất để cất nhà là một điều vô cùng tuyệt vời. Những ngôi nhà phố hiện nay chủ yếu được xây theo kiểu nhà ống, các ngôi nhà đặt sát vào nhau vì vậy giếng trời được sử dụng như một giải pháp tối ưu để thu hút ánh sáng và khí trời cho không gian sống thêm hoàn hảo. Tuy nhiên, một chiếc giếng trời đẹp không chỉ đáp ứng chức năng sử dụng mà còn phải phù hợp với phong thủy của ngôi nhà. Dưới đây, những kiến trúc sư giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn cho bạn những lưu ý về phong thủy khi thiết kế giếng trời để có một không gian hoàn hảo.
1. Vị trí đặt giếng trời
– Thông thường, để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Gặp dạng nhà mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để trả lại hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ).
Khi cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà.
Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên (cũng thuộc hành Hỏa) thuận tiện về giao thông và tầm nhìn, thông thoáng cũng tốt hơn.
– Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh.
– Nếu giếng trời bên cạnh phòng ăn (thuộc Mộc), thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh.
– Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.
– Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính Thủy và Mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng.
– Việc kết hợp giếng trời và tiểu cảnh phía dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời sẽ rất tốt.