HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Loại trần phổ biến nhất hiện nay là trần bê tông. Tình trạng thấm dột tại vị trí trần nhà khiến nhiều người cảm thấy đau đầu trong việc tìm cách xử lý chống thấm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chống thấm trần nhà triệt để. Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng này đó chính là sử dụng sơn chống thấm trần nhà. Vậy cụ thể ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết này với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Nguyên nhân gây thấm trần nhà
Tình trạng trần bê tông bị thấm nước do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là:
+ Thấm nước từ sàn mái, nhà vệ sinh xuống. Theo thời gian, không được xử lý sẽ dẫn đến trần nhà bị ẩm mốc, bong tróc.
+ Sử dụng lớp sơn không chống thấm làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Từ đó, nước dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng ẩm mốc.
+ Sử dụng sơn chống thấm không phù hợp với công trình.
+ Nguồn thấm có thể bắt nguồn từ việc lây lan từ nhà này sang nhà khác.
+ Nguyên nhân đến từ vật liệu xây dựng kém chất lượng hoặc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
+ Theo thời gian, trần nhà xuất hiện nhiều vết nứt. Đây là nơi dẫn nguồn thấm vào công trình. Khiến trần nhà bị ẩm mốc, thấm dột.
+ Chất lượng thi công sơn không đạt yêu cầu, kết cấu không đảm bảo khiến nước thấm qua dễ dàng.
>> Mời bạn tham khảo: Biện pháp xử lý chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả và dễ thực hiện
Hậu quả khi trần nhà bị thấm
Nếu bạn không thi công sơn chống thấm trần nhà sẽ dẫn đến một số hâu quả như sau:
+ Hư hỏng kết cấu ngôi nhà: Hiện tượng thấm dột có thể gây nứt tường, trần, gạch khiến công trình xuống cấp trầm trọng.
+ Gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà: Trần nhà bị ẩm mốc, nứt nẻ, bong tróc, loang lổ khiến vẻ ngoài mất thẩm mỹ.
+ Làm giảm tuổi thọ của các đồ vật trong nhà: Đường dây điện ngầm trong tường, hay các thiết bị điện trong nhà như tivi, tủ lạnh, máy giặt khi bị ngấm nước có thể gây chập, cháy, nguy cơ chập điện rình rập.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong nhà: Trần nhà ẩm thấp, nấm mốc là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát tán trong không khí, gây viêm mũi, viêm phổi, xoang, viêm da,… Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ em.
+ Không an toàn: Trần nhà bị dột nên dễ bong tróc, dễ rơi xuống, có thể rơi trúng đầu các thành viên trong gia đình.
Các biện pháp chống thấm trần nhà hiệu quả
Sử dụng sơn chống thấm trần nhà
Đây được coi là biện pháp hữu hiệu nhất, mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu. Ngoài ra, sơn chống thấm trần nhà còn rất dễ sử dụng, có độ bám dính cao, khả năng chống kiềm hóa tốt và đặc biệt an toàn khi thi công vì không chứa chất độc hại, khả năng chống thấm lâu dài. Để việc chống thấm được lâu dài và tránh lãng phí chi phí sửa chữa chống thấm sau này thì bạn nên sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu.
Sử dụng nhựa đường
Thành phần chính trong nhựa đường là bitum. Để việc chống thấm trần nhà đạt hiệu quả cao, trước hết bạn cần vệ sinh bề mặt trần thật
sạch sẽ, loại bỏ hết cát, bụi bẩn và tạp chất. Sau đó phủ một lớp sơn lót bằng nhựa đường lên trần nhà và đợi khô. Tiếp theo, bạn trải lớp nhựa đường lên trên và đợi khô rồi mới nghiệm thu.
Một số lưu ý khi chọn sơn chống thấm trần nhà
Kiểm tra lại sàn mái có còn khả năng chống thấm tốt hay không. Nếu như không thì cần chọn các phương pháp chống thấm thích hợp. Chẳng hạn như sơn chống thấm, chống thấm ngược hay lát đá để ngăn chặn nguồn thấm xâm nhập xuống trần nhà.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột là do lớp sơn ngoại thất thì nên tìm vị trí thấm nước. Sau đó xử lý ổn định bề mặt rồi tiến hành thi công sơn ngoại thất có chất lượng cao.
Sau khi xác định và xử lý được nguồn thấm thì bạn có thể sử dụng kết hợp các loại chất chống thấm và sơn chống thấm để bảo vệ kết cấu. Hạn chế tình trạng thấm nước trở lại, giúp đảm bảo kết cấu bền vững và nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Sơn chống thấm trần nhà là giải pháp tối ưu để bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn một cách hiệu quả và lâu bền nhất. Nếu như bạn cần được tư vấn thêm về dòng sản phẩm sơn chống thấm thì hãy để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi sẽ nhanh chóng kết nối và giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách.