Sơn hoàn thiện

Hướng dẫn quy trình sơn bả tường

Sơn bả tường là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình hiện nay. Vậy sơn bả tường là gì? Có nên sơn bả tường hay không? Hãy cùng suachuanha.com giải đáp những điều này ở bài viết sau và khám phá quy trình sơn bả tường cực chuẩn với những bước vô cùng đơn giản.

1. Quy trình sơn bả tường là gì?

Quy trình sơn bả tường cần biết
Quy trình sơn bả tường cần biết

Sơn bả tường hay còn được gọi là sơn bả matit. Đây là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ. Sơn bả tường sẽ giúp cho bề mặt tường công trình nhà phố, nhà tầng, mẫu nhà cấp 4,… mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn.

Công việc này đòi hỏi thợ sơn có tay nghề, kinh nghiệm cao để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, matit có hai loại là matit dẻo và bột trét. Trong đó, dạng matit dẻo có độ bền cao hơn bột trét nhưng thi công phức tạp hơn do cần phải pha với xi măng. 

2. Ưu điểm của bột bả chống thấm trong quá trình sơn bả tường

+ Quy trình sơn bả tường giúp che lấp các lỗ hổng, làm phẳng các bề mặt tường nhà trước khi thi công lớp sơn lót, đảm bảo mỹ quan cho ngôi nhà của bạn .

+ Giúp lớp sơn phủ và sơn lót kết dính tốt hơn với bề mặt tường nhà, nhà biệt thự.

+ Bột bả giúp giữ lớp sơn phủ của bề mặt tường luôn bề đẹp.

Sơn bả giúp tăng tính thẩm mỹ cho tường nhà
Sơn bả giúp tăng tính thẩm mỹ cho tường nhà

Bột bả chống thấm thường được phân làm 2 loại là bột trét trong nhà và bột trét chống thấm ngoài trời, bởi lý do:

+ Ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhiệt độ, độ ẩm; thay đổi giữa các mùa và thậm chí là thay đổi theo ngày.

+ Thường thì lớp sơn sử dụng phủ bên ngoài sẽ không có đủ khả năng ngăn cản, chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài cũng như sự xâm nhập của các tia cực tím lên lớp bột bả tường. Trong khi đó các khu vực bề mặt tường bên ngoại lại thường xuyên bị ảnh hưởng từ tia UV.

+ Bên ngoài bề mặt sơn sẽ chịu tác nhân ảnh hưởng từ thời tiết ( nắng, mưa) hay áp lực của hạt mưa. Nhưng vào thời tiết nồm, ẩm mưa lớn kéo dài thì bề mặt sơn trong nhà lại dễ bị ẩm mốc và bong tróc hơn so với bề mặt sơn từ bên ngoài.

Tổ hợp lại các lý do đó, nên nhà sản xuất đã sản xuất riêng bột bả chống thấm trong nhà và ngoài trời. Để đem lại kết quả thi công mang lại hiệu quả cao, chúng ta nên sử dụng sản phẩm bột bả chuyên dụng cho quy trình bả tường. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bột trét thay cho bột chống thấm ngoài trời và ngược lại.

3. Quy trình sơn bả tường đơn giản

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

Chuẩn bị bề mặt sơn tường
Chuẩn bị bề mặt sơn tường

Nếu là tường mới xây, cần được đảm bảo đủ thời gian để tường khô (thông thường là từ 7 ngày trở đi).

Dùng đá mài và giấy nhám có độ thô ráp cao để mài tường. Bước này nhằm loại bỏ tạp chất và tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường trong công việc sửa nhà.

Sau đó, bạn cần sử dụng máy nén khí hoặc giẻ ẩm sạch để vệ sinh bụi bẩn.

Bước 2: Quy trình sơn bả tường

Chuẩn bị

Tiến hành pha bột bả
Tiến hành pha bột bả

Trước khi tiến hành quy trình sơn bả tường, cần kiểm tra độ ẩm (độ ẩm dưới 6% theo thang đo Sovereign và 60% theo Lutron)

Tiếp đến, bạn cần trộn bột bả với nước. Lưu ý bạn nên sử dụng nước sạch, không nhiễm phèn, nhiễm mặn; nên đổ bột vào nước, không nên đổ nước vào bột để tránh vón cục.

Trét bột bả

Tiến hành trét bột bả
Tiến hành trét bột bả

+ Bả lớp thứ nhất:

Dùng bàn bả hoặc dao trét để bả lớp đầu tiên với độ dày khoảng 1mm. Để tường khô trong 2 giờ, sau đó làm phẳng bề mặt bằng giấy nhám có độ nhám trung bình. Tiếp đến, làm sạch bề mặt với giẻ sạch hoặc máy nén khí để tiến hành bả lớp thứ 2.

+ Bả lớp thứ hai:

Sau ít nhất 16h từ khi sơn bả lớp thứ nhất mới nên tiến hành sơn lớp thứ 2 với độ dày tương tự. Tiếp đó, cần dùng giấy nhám mịn để làm phẳng bề mặt. Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường. Bề mặt sau khi bả lớp thứ hai và chà láng sẽ rất phẳng mịn, đẹp mắt.

Bước 3: Sơn lót

Sau khi bả xong sau 10 - 12 giờ giờ tiến hành sơn lót là tốt nhất
Sau khi bả xong sau 10 – 12 giờ giờ tiến hành sơn lót là tốt nhất

Sau khi hoàn thiện quy trình sơn bả tường, đạt được độ khô chuẩn, dùng giẻ sạch để vệ sinh bề mặt và tiến hành sơn lót.

+ Trước hết, pha loãng sơn lót với nước.

+ Tiếp đó, dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí để sơn lớp lót. Độ dày màng sơn khô là 30 – 40 micron cho một lớp sơn với điều kiện thi công bình thường.

Khi hoàn thành lớp sơn lót, tùy vào từng loại sơn mà bạn phải chờ thời gian mới được sơn lớp phủ bên ngoài. 

Bước 4: Sơn phủ màu

Sơn hoàn thiện
Sơn hoàn thiện

Tùy theo màu sơn và khuyến nghị của nhà sản xuất mà có thể sơn 02 lớp hoặc nhiều hơn lớp sơn phủ màu. Sau khi đợi lớp sơn lót khô, tiến hành quét sơn phủ bằng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí.

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình sơn bả tường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng hơn và hưởng những chính sách ưu đãi tốt nhất.