kỹ thuật sơn tường nhà

Các bước, kỹ thuật sơn tường nhà cơ bản không phải ai cũng biết

Sơn nhà như nào mới đạt chất lượng? Sơn nhà như thế nào mới bền lâu? Và sơn nhà như thế nào mới đúng chuẩn? Nếu chưa biết câu trả lời, những giải đáp về kỹ thuật sơn tường nhà dưới đây sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời.

Những lưu ý trước khi sơn tường nhà

Lên kế hoạch sơn nhà

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng: Gia chủ quyết định sơn nhà dựa vào nhu cầu sử dụng của mình. Thường thì gia chủ thường hay tham khảo cách chọn màu sơn nhà theo phong thủy phù hợp.

  • Nhà mới: Chắc chắn phải sơn
  • Nhà mới: Sơn lại trong những trường hợp sau:
  1. Sơn theo định kỳ: Thường thì các loại sơn được bảo hành từ 5-7 năm. Tuy nhiên trên thực tế thường thì cứ 4-5 năm thì các gia chủ sẽ tiến hành sơn lại nhà, bởi vì trong quá trình sử dụng có rất nhiều các yếu tố tác động đến bề mặt tường như: bụi bẩn, rong rêu, thời tiết, do va đập từ những hoạt động vui chơi của trẻ em… khiến cho tường nhà nhanh chóng xuống cấp.
  2. Sơn nhà trước những sự kiện quan trọng : Ví dụ như khi gia chủ chuẩn bị cưới hỏi, trước khi đón tết, hay khi gia chủ tổ chức tiệc tùng sang trọng…
  • Nhà hư hỏng không nằm trong dự tính: Sau thời gian thi công thì ngôi nhà ống xảy ra một số các sự cố không mong muốn như: thấm dột, rong rêu, nấm mốc,…
kỹ thuật sơn tường nhà

Lựa chọn màu sắc khi sơn nhà

Chọn màu sơn không chỉ đẹp, mà còn phải hài hòa về mặt phong thủy mới là một màu sơn phù hợp. Nếu bạn gặp khó khăn trong bước này, hãy nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn phối màu sắc để nhận được màu sơn phù hợp nhất.

Tìm hiểu hệ thống sơn đầy đủ

Một hệ thống sơn đầy đủ bao gồm:

  • Bả matit là phẳng bề mặt: Lựa chọn bột trét phụ thuộc vào tiêu chí bám dính của nó. Nếu sử dụng bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sơn nhà. Tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ thì có thể lựa chọn 1-2 lớp bả cho công trình.
  • Sơn lót: Với tác dụng ngăn kiềm, ngăn ẩm và chống thẩm thấu. Có thể sử dụng 1-2 lớp sơn lót.
  • Sơn phủ hoàn thiện: Với tác dụng bảo vệ và trang trí, gia chủ nên sử dụng 2 lớp phủ để đảm bảo hiệu quả cho công trình.
kỹ thuật sơn tường nhà

Cân đối chi phí đầu tư

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể chọn lựa loại sơn trên thị trường hiện nay:

  • Sơn cao cấp: gồm những loại sơn như Dulux, Kova, Mykolor…
  • Sơn khá: Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu như Maxilite, Joton, Nishu,..
  • Sơn trung bình: bao gồm những loại sơn ít tiếng tăm hơn trên thị trường.

Sơn ngoại thất thường đắt hơn sơn nội thất vì những tính năng và yêu cầu kỹ thuật ưu việt hơn.

Tìm kiếm Thợ sơn lành nghề

Để đạt được công tình hoàn thiện bạn nên thuê những đơn vị có đội thợ sơn chuyên nghiệp với tay nghề đảm bảo, kỹ năng trong nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm cao trong công việc sẽ mang lại sự đảm bảo hơn cho công trình của bạn.

Hướng dẫn kỹ thuật sơn tường nhà đúng chuẩn

Bước 1: vệ sinh chuẩn bị bề mặt

  1. Với bề mặt tường mới:

– Với bề mặt tường mới xây, phải đảm bảo độ ẩm đạt dưới 16% theo máy đo độ ẩm chuyên dụng. Trong trường hợp bạn không có máy đo độ ẩm thì phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 21-28 ngày).

– Sử dụng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp sơn hay bột bả. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.

kỹ thuật sơn tường nhà

– Tiếp theo sử dụng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.

– Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch. Chỉ nên lăn một lớp nước mỏng, không nên lăn quá nhiều.

  1. Với bề mặt tường cũ:

– Với bề mặt tường cũ, bạn phải đảm bảo loại bỏ các vết bẩn, các loại nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ hay bột bả cũ khi như dầu mỡ,….bằng máy phun nước sạch áp suất cao.

Nếu khu vực nào bị nấm mốc thì hãy sử dụng dung dịch tẩy nấm mốc để loại bỏ hoàn toàn.

– Bên cạnh đó, hãy bỏ toàn bộ lớp sơn đã mất đi độ bám dính.

– Sau đó tiến hành rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi thi công sơn bả.

Bước 2: Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường triệt để

Chống thấm là kỹ thuật sơn tường nhà không thể bỏ qua vì nó có thể làm xuống cấp công trình của bạn bất cứ lúc nào.

Để xử lý chống thấm, đầu tiền bạn phải xác định được nguyên nhân ra ra thấm dột và xử lý nhanh chóng. Bước này có thể xử lý trước cả quá trình vệ sinh bề mặt tường.

kỹ thuật sơn tường nhà

Bước 3: Bả matit

Sơn bả matit là quy trình lăn sơn kèm theo bả matit (hay còn gọi là bột bả) để nhằm sơn tường đạt đến độ mịn cao, bóng điều này cần thợ sơn phải có tay nghề cao, tỉ mỉ, khéo léo. Bề mặt tường mịn phẳng thì từ đó tạo thuận lợi cho quá trình thi công những lớp sơn sau và có tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho lớp sơn.

Tùy vào điều kiện kinh tế có thể bả từ 1-2 lớp. Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.

Bước 4: Sơn lót

Sơn lót có khả năng chống các tác động trực tiếp từ môi trường lên lớp sơn phủ. Đồng thởi tăng khả năng bám dính lên lớp sơn phủ giúp bề mặt hoàn thiện hơn.

Sơn một lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100 micro. Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi thích hợp theo thể tích trong quá trình thi công. Nên sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ).

kỹ thuật sơn tường nhà
Hướng dẫn sơn nhà đúng kỹ thuật

Bước 5: Sơn phủ

Sơn phủ giống như chiếc áo của bức tường, ngoài nhiệm vụ bảo vệ tường còn làm cho ngôi nhà bắt mắt hơn. Thông thường, người ta sẽ chọn sơn 2 lớp thay vì chỉ 1 lớp bởi 1 lớp sơn không thể đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng. Việc lăn 2 lớp sơn phủ sẽ tạo lớp màng đồng màu, đẹp mà mịn hơn.

  • Lớp sơn phủ thứ nhất: Sau khi sơn lớp lót chống kiềm, nên chờ tối thiểu 2 giờ cho lớp sơn khô rồi mới tiến hành sơn lớp phủ màu thứ nhất.

Trước khi thi công, nên pha loãng sơn với 5-10% nước sạch theo thể tích giúp tăng độ phủ cho sơn và việc thi công cũng dễ dàng hơn. Với bề mặt tường sơn trực tiếp (không có bột bả matit) thì chỉ nên pha không quá 5% nước sạch.

Sau khi sơn xong lớp thứ nhất, cần kiểm tra những khuyết điểm của quá trình sơn nhà trước đó để sửa chữa kịp thời trước khi quét lớp sơn thứ 2.

Lớp sơn phủ thứ hai

Sau khoảng 2 giờ tính từ thời điểm hoàn thiện lớp sơn phủ thứ nhất, bạn có thể tiến hành sơn lớp phủ cuối cùng. Dụng cụ và cách thức tiến hành vẫn như lần thứ nhất. Tuy nhiên, do đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng nên cần thi công thật cẩn thận. Sau khi sơn xong, hãy dùng đèn pin chiếu rọi vào tường để quan sát xem lớp phủ có đồng đều không, có để lại vệt chổi sơn trên mặt tường hay không.

Hi vọng sau khi tham khảo kỹ thuật sơn tường nhà trên đây của chúng tôi, bạn có thể tự tin khoác cho ngôi nhà của mình một “chiếc áo mới” đẹp và sang trọng hơn. Chúc các bạn thành công! Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, thi công công trình, sửa chữa nhà, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có các dịch vụ trọn gói, thiết kế nhà, thi công nội thất, chìa khóa trao tay với mức giá phù hợp cho gia đình bạn.