HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Khi lựa chọn sàn gỗ cho ngôi nhà của mình, nhiều khách hàng thường chăm chú vào màu sắc, độ dày, giá cả của sàn gỗ mà vô tình bỏ qua các thông số kỹ thuật của sàn gỗ. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì nó giúp cho khách hàng nắm được những đặc tính cơ bản, cốt lõi nhất của sàn gỗ. Những thông số kỹ thuật đó là “chìa khóa” giúp khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn loại sàn gỗ phù hợp với nhu cầu của mình. Những thông số kỹ thuật cơ bản đó gồm:
1. Qui cách của sàn gỗ:
Trong qui cách của sàn gỗ chỉ tiêu cần quan tâm nhất đó là độ dày của sàn gỗ. Bởi chúng có ảnh hưởng đến tính ổn định của sản phẩm, càng dày thì tính ổn định càng cao. Độ dày của sàn gỗ công nghiệp thông thường có độ dày từ 8mm – 12mm. Riêng đối với sàn gỗ tự nhiên có độ dày tiêu chuẩn tại thị trường Việt Nam là 15mm một số dòng xuất khẩu có độ dày 18mm.
– 8mm: loại phổ biến nhất sử dụng cho các công trình dân dụng, chất lượng đủ đáp ứng các điều kiện nhu cầu, đảm bảo yêu cầu cho mục đích sử dụng ngắn hạn, cho những khu vực ít sử dụng hơn hay cho mục đích trang trí …
– 12mm là loại sàn gỗ công nghiệp có tính ổn định tốt nhất, đáp ứng đủ các yêu cầu và điều kiện sử dụng lâu dài. Có khả năng chịu lực chịu nước tốt hơn, do đó bạn nên sử dụng loại sàn gỗ có độ dầy 12 cho những công trình nhà ở đầu tư lâu dài, hoặc những nơi có cường độ sử dụng nhiều. Loại sàn gỗ này cũng tạo cảm giác dễ chịu và ít tiếng ồn hơn dòng sàn gỗ 8mm.
Một điều đáng quan tâm hơn về quy cách sàn gỗ mà ít người dùng để ý tới là chiều rộng và dài của sàn gỗ – Đây là 2 thông số có nhiều kích thước khác nhau ở mỗi loại sàn gỗ. Trên thực tế nếu biết chọn loại sàn gỗ có thông số này phù hợp với kích thước của căn phòng lát sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí “hao hụt” trong quá trình thi công. Nếu một công trình chọn đúng loại sàn gỗ sẽ giảm hao hụt xuống 1-2% tuy nhiên có một số công trình hao hụt này vượt lên 7% do kích thước sàn gỗ không phù hợp với kích thước phòng.
Đối với sàn gỗ tự nhiên thì 2 quy cách này lại ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm, sàn gỗ tự nhiên có quy cách càng lớn thì giá càng cao trong khi tính ổn định lại giảm. Chính vì lý do đó rất nhiều khách hàng đã trả mức tiền cao một cách không càn thiết để mua sản phẩm cùng chất lượng với kích thước lơn hơn, đôi khi lại không phù hợp với kích thước của phòng ở.
2. Phân loại sàn gỗ:
Trong phân loại sàn gỗ thường có 2 yếu tố luôn đi chung với nhau đó là chỉ số chống mài mòn AC và loại sàn gỗ.
AC1/KL.21 |
Độ chống xước cực thấp, hiện nay loại sản phẩm này không được sử dụng. |
Thích hợp cho sử dụng trang trí trần nhà. | |
AC2/KL.22 |
Độ chống xước thấp |
Thích hợp cho trang trí tường hoặc trần. | |
AC3/KL.23 |
Độ chống xước ổn định phù hợp với điều kiện sử dụng sinh hoạt thông thường |
Ứng dụng trong phòng ngủ, khu phòng làm việc | |
AC3/KL.31 |
Độ chống xước tốt, thích hợp nơi có cường độ sử dụng cao. |
Thích hợp ở phòng khách, văn phòng, mọi công trình trong nhà dân dụng | |
AC4/KL.32 |
Độ chống xước rất cao, thích hợp cho mục đích sử dụng thương mại. |
Thích hợp ở văn phòng, khu công cộng có mật độ đi lại nhiều. | |
AC5/KL.33 |
Độ chống xước tốt nhất, thích hợp cho mục đích sử dụng thương mại, công trình công cộng. |
Thích hợp sử dụng tại các sảnh lớn có mật độ đi lại cao, thậm chí sử dụng giày dép để đi lại. |
3. Chỉ tiêu cường độ chống va đập (IC):
Là thông số cho thấy sàn có bị biến dạng khi có vật nặng rơi xuống sàn hay không, được kí hiệu là IC. Và chỉ có 2 chỉ tiêu là IC1 đến IC2 nhưng sàn gỗ thường có tiêu chuẩn là IC2. Hiện nay các loại sàn gỗ cung cấp ra thị trường đều đạt tiêu chí này nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm trong điều kiện sử dụng thông thường.
4. Chỉ số hàm lượng Formaldehyde:
Là hàm lượng khí formaldehyde mà sàn gỗ sẽ thải ra môi trường xung quanh. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chỉ số về hàm lượng này hiện nay đang ở mức E1 là mức an toàn cho cơ thể con người và các nhà nghiên cứu đang hướng đến mức E0, đó là mức hoàn toàn thân thiện với người sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế không cần hướng tới mức này vị sẽ làm giá thành tăng trong khi chũng ta không sử dụng sàn gỗ làm “thực phẩm” vì tiêu chuẩn này thì sàn gỗ có thể ăn được mà không độc hại.
Trên là những thông số kỹ thuật mà khách hàng nên lưu tâm khi lựa chọn mua sàn gỗ để có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Ngoài ra, để có thể lựa chọn chính xác nhất, tin cậy nhất Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về mọi thông số kỹ thuật cũng như các vấn để liên quan đến sàn gỗ.
[…] Sàn gỗ công nghiệp: Bảo hành 10 năm cho độ bền bề mặt và màu sắc, trong điều kiện sử dụng bình thường sàn gỗ công nghiệp có thể sử dụng được tới 25 năm. […]
[…] 1. Có nên mua sàn gỗ công nghiệp? […]