HOTLINE: 024. 3 678 6789 - 083 889 6767
Trong văn hóa của người Việt, bàn thờ là một không gian thiêng liêng nên đặc biệt cần lưu ý giữ gìn sự thanh tịnh. Mọi việc tác động tới bàn thờ như thờ cúng, lau chùi, dọn dẹp hay di chuyển bàn thờ để sửa nhà đều cần cẩn thận và làm đúng nghi thức, không được tùy tiện. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết 6 bước chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. Phù hợp với những trường hợp như sửa sang nhà cửa, setup lại phong thủy, bố trí lại nhà cửa, thậm chí là chuyển nhà, thiết kế nhà mới.
Tầm quan trọng của thủ tục di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Dân gian ta từ ngàn xưa đều rất chú trọng tới việc thờ cúng thần linh, ông bà tổ tiên. Chính vì thế mà bàn thờ thường được bố trí ở những vị trí đẹp, hợp phong thủy và thanh tịnh. Nhiều người quan niệm rằng, nếu bàn thờ được đặt đúng chỗ và gia chủ thờ cúng thành tâm, thì sẽ được phù hộ.
Việc chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà vì thế rất hạn chế. Tuy nhiên, trong cuộc sống thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, và đôi khi bắt buộc gia chủ phải tìm cách xê dịch bàn thờ sang vị trí khác. Trong trường hợp này, thì bạn cần cẩn thận và làm theo đúng thủ tục chuyển bàn thờ. Vì dân gian cho rằng, bàn thờ cũng giống như “ngôi nhà” của thần linh tổ tiên. Nên khi bạn muốn chuyển bàn thờ đi chỗ khác, hãy thông báo và xin phép họ một cách thành tâm và đúng nghi thức. Có như thế mới được chấp thuận và tiếp tục nhận được sự phù hộ, không bị quở phạt
Và bạn cũng nên lưu ý, chỉ làm thủ thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà khi thật cần thiết. Và hạn chế di chuyển quá nhiều lần trong một thời gian ngắn. Như vậy sẽ không tốt cho việc thờ cúng, ảnh hưởng tới các vấn đề tâm linh.
Thủ tục di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Bước 1: Xem ngày tốt để chuyển bàn thờ
Nếu chuyển nơi ở của con người cần xem ngày tốt chuyển nhà, thì bạn cũng nên xem ngày di chuyển bàn thờ để sửa nhà cẩn thận, chọn ngày giờ tốt. Vì như đã nói, bàn thờ cũng như “ngôi nhà” của các vị thần linh, tổ tiên. Nên việc xem ngày chuyển bàn thờ sang vị trí mới là điều cần thiết.
Mục đích của việc xem ngày tốt chuyển bàn thờ là để chọn thời gian hợp phong thủy. Từ đó giúp mọi việc được diễn ra thuận lợi, đồng thời thu hút vận khí tốt cho gia chủ.
Có nhiều các để xem ngày tốt chuyển bàn thờ. Bạn có thể xem sách tử vi, xem thầy phong thủy, hoặc xem danh sách ngày tốt trên internet một cách nhanh chóng
Một vài điều bạn cần lưu ý như sau:
+ Ưu tiên chọn ngày hợp tuổi với gia chủ.
+ Hoặc bạn cũng có thể chọn ngày Hoàng đạo để chuyển bàn thờ. Ngày Hoàng đạo có thể nói là những ngày đẹp nhất trong tháng, vượng khí hội tụ, làm việc gì cũng suôn sẻ. Nên không chỉ chọn ngày đẹp chuyển bàn thờ, người ta còn lấy ngày Hoàng đạo để làm các việc trọng đại khác như chuyển nhà, cưới hỏi, động thổ, khai trương,…
+ Trong ngày Hoàng đạo hoặc ngày hợp tuổi với chủ nhà, hãy chọn giờ đẹp để chuyển bát hương sang bàn thờ mới
+ Hãy xem xét tránh chuyển bàn thờ vào năm hạn của gia chủ.
Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Khi đã chọn được ngày di chuyển bàn thờ để sửa nhà,
việc bạn cần làm tiếp theo là tìm hiểu và chuẩn bị mâm cúng chuyển bàn thờ. Mâm cúng thể hiện lòng thành của gia chủ. Tuy không yêu cầu phải hoành tráng, đắt tiền nhưng cần đầy đủ. Qua đó bày tỏ tấm lòng của chủ nhà, xin phép bề trên được phép dời bàn thờ đi chỗ khác
Thông thường, một mâm cúng chuyển bàn thờ gồm những đồ lễ cơ bản sau: 1 đĩa xôi, 1 con gà luộc, 1 đĩa trái cây, 1 lọ hoa, vàng mã, cau trầu, nước sạch, rượu.
Trên đây có các đồ lễ cơ bản khi làm thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. Tùy điều kiện tài chính mà gia chủ có thể thêm bớt hoặc thay thế sao cho hợp lý và tươm tất.
Bước 3: Đọc văn khấn xin di chuyển bàn thờ để sửa nhà
Trong lễ chuyển bàn thờ, ngoài việc chuẩn bị mâm cúng thì bạn cũng cần soạn sẵn văn khấn chuyển bàn thờ. Nhiều người còn gọi đây là văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên, văn khấn chuyển bàn thờ thổ công, hoặc áp dụng cho văn khấn chuyển bàn thờ thần Tài sang vị trí khác trong nhà
Yêu cầu khi làm thủ tục chuyển bàn thờ, đó là phải đọc văn khấn to rõ, mạch lạc và tập trung, thành tâm.
Bước 4: Hóa vàng và chuyển bàn thờ
Khi đọc văn khấn xin di chuyển bàn thờ để sửa nhà sang vị trí mới xong, thì bạn vái lạy rồi chờ tuần hương cháy hết ⅔ thì lễ tại rồi hóa vàng một phần.
Lúc này bạn tiến hành chuyển các đồ thờ cúng trên bàn thờ và chuyển sang vị trí mới đã chuẩn bị từ trước. Lưu ý là phải biết cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy như ban đầu. Tốt nhất là bạn nên chụp ảnh lại trước khi chuyển bàn thờ, và sau đó bài trí lại như cũ để chính xác.
Bước 5: Đọc văn khấn tạ lễ khi chuyển bàn thờ xong
Khi đã hoàn tất việc di dời bàn thờ sang chỗ mới trong nhà, thì bạn tiến hành tạ lễ. Hãy thắp một tuần hương mới.
Bước 6: Hóa vàng và dọn mâm cúng
Ở bước cuối cùng này, khi đã đọc văn khấn xong, bạn chờ tuần nhang cháy hết thì hóa vàng phần còn lại. Như vậy thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà xem như hoàn tất. Bạn có thể dọn mâm cúng xuống và dùng bữa với gia đình.
Thủ tục di chuyển bàn thờ để sửa nhà không quá phức tạp nhưng lại là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về các bước làm lễ cúng chuyển bàn thờ trong công việc sửa chữa nhà. Bạn cũng có thể áp dụng trong trường hợp chuyển bàn thờ sang nhà mới khi chuyển nhà. Chúc gia đình bạn mọi việc hanh thông!